Tăng trưởng tín dụng hợp lý
Khách hàng giao dịch tại PVcomBank |
Bên cạnh đó, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ thanh toán; tập trung nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là vốn cho sản xuất, lưu thông lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm với thời hạn và lãi suất hợp lý.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất với tổng mức giảm 1,5-2%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6-1%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm); sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.
Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất vẫn tiếp tục trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm. Như vậy, tổng cộng lãi suất cho vay đã giảm 1,55%/năm so với trước dịch Covid-19 bùng phát.
Bên cạnh đó, NHNN cho biết, đã có 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế), thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thống nhất tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện hữu bằng đồng Việt Nam trong 5 tháng cuối năm 2021 đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Việc khôi phục nền kinh tế thông qua tăng cường năng lực để doanh nghiệp phục hồi sẽ là vấn đề mà NHNN tiếp tục ưu tiên trong thời gian tới |
Theo đó, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15-7 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỉ đồng.
Riêng 4 ngân hàng thương mại lớn (BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank) tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỉ đồng để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tính đến ngày 31-8-2021, các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỉ đồng; cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch, từ 23-1-2020 đến nay đạt 4,46 triệu tỉ đồng cho 628.662 khách hàng. Lũy kế từ 23-1-2020 đến 31-8-2021, tổng số tiền lãi mà tổ chức tín dụng miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000 tỉ đồng. Trong đó, tổng số tiền lãi giảm theo cam kết của 16 ngân hàng thương mại lũy kế từ 15-7-2021 đến 31-8-2021 là 8.865 tỉ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.
Cũng theo NHNN, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đặt ra, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm 2021, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; thường xuyên rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị, điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh, ưu tiên tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Đến 31-8-2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỉ đồng, tăng 7,42% so với cuối năm 2020; tín dụng đối với các ngành kinh tế đều tăng trưởng cao hơn cùng kỳ 2020; tín dụng lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, trong đó nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng cao hơn nhiều tăng trưởng tín dụng chung.
Đặc biệt, NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13-3-2020, Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2-4-2021 tạo khuôn khổ pháp lý để các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
Đến ngày 31-8-2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 215.320 khách hàng với dư nợ 227.009 tỉ đồng, lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ 23-1-2020 là khoảng 520.000 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Tuấn Anh cũng cho biết, NHNN đã ban hành các thông tư hướng dẫn và thực hiện tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm, để cho người sử dụng lao động vay trả lương cho người lao động ngừng việc và trả lương để phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ (quy mô 7.500 tỉ đồng). Đến ngày 10-9-2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền 367,5 tỉ đồng.
Sau hơn 2 tháng cho vay hỗ trợ trả lương cho người lao động ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, đến ngày 17-9-2021, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phê duyệt 746 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền hơn 392 tỉ đồng để trả lương cho 112.397 lượt người lao động.
Đến 31-8-2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỉ đồng, tăng 7,42% so với cuối năm 2020; tín dụng lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng khá, trong đó nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng cao hơn nhiều tăng trưởng tín dụng chung. |
Thùy Dương
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Tin tức kinh tế ngày 15/11: Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT 6 tháng đầu năm 2025
-
Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm rủi ro thiên tai và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024