Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

GS. TSKH Nguyễn Mại: Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới

07:00 | 21/09/2024

48 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều khó khăn, GS. TSKH Nguyễn Mại cho rằng việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thời điểm hiện tại sẽ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, cần thời gian chuẩn bị ít nhất từ 2-3 năm.
GS. TSKH Nguyễn Mại: Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới
GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Tại hội thảo Góp ý dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) ngày 20/9, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng đây là một loại thuế gián thu đánh vào số ít mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng, thích ứng với từng giai đoạn phát triển đất nước, được điều chỉnh khi thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên.

Một vài mặt hàng trước đây chịu thuế được loại bỏ đã trở thành nhu cầu của đại bộ phận dân cư như máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, ngược lại một số mặt hàng bổ sung vào danh mục chịu thuế do mới được sản xuất như thuốc lá điện tử.

“Thuế tiêu thụ đặc biệt đóng góp quan trọng vào thu ngân sách Nhà nước, do đó cần cân nhắc thận trọng khi thay đổi chính sách và phương thức đánh thuế, để vừa hạn chế hợp lý nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng. Đồng thời có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, qua đó tăng thu ngân sách”, ông Mại nhấn mạnh.

Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thuế trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt đã chỉ ra, trong từng giai đoạn phát triển, cần có mức thuế hợp lý hướng đến đa mục tiêu: Khuyến khích hay hạn chế tiêu dùng đối với từng loại hàng hóa; tăng thu ngân sách nhất là đối với một số sản phẩm không thuộc nhu cầu thiết yếu của đại bộ phận dân cư; đảm bảo tính khả thi và công bằng.

Nội dung tờ trình của Bộ Tài chính cho thấy quá trình soạn thảo Dự thảo sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã được tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành, doanh nghiệp, chuyên gia, đồng thời cân nhắc một số nội dung cần sửa đổi, lộ trình áp dụng

Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến của đại diện doanh nghiệp, chuyên gia, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài kiến nghị cân nhắc thêm về thời điểm điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt.

“Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn do hậu quả của đại dịch Covid-19 và tác động bất lợi từ bên ngoài, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp, chính sách để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như miễn, giảm một số loại thuế, phí; giãn hoãn các khoản nợ đến hạn; khơi thông nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp và giảm lãi suất ngân hàng, chưa nên điều chỉnh tăng thuế, kể cả tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp ít nhất trong 2 - 3 năm tới”, ông Mại nhấn mạnh.

GS. TSKH Nguyễn Mại: Chưa nên tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong 2-3 năm tới
Việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia là cần thiết, tuy nhiên cần cân nhắc thời điểm điều chỉnh.

Theo vị giáo sư này, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thời điểm hiện tại sẽ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, gián tiếp ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước cũng như cân đối ngân sách của các địa phương.

Về đề xuất sửa đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu bia, GS. TSKH Nguyễn Mại cho rằng việc điều chỉnh tăng thuế suất theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là cần thiết, tuy nhiên cần cân nhắc thời điểm điều chỉnh bởi 2 lý do.

Thứ nhất, ngành rượu bia đang gặp khó khăn lớn do đại dịch và tác động của việc áp dụng Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Sản xuất và tiêu dùng bia sụt giảm mạnh so với giai đoạn trước dịch bệnh.

Thứ hai, khi mặt bằng giá rượu bia tăng lên, người tiêu dùng sẽ dịch chuyển hành vi tiêu dùng sang các sản phẩm rượu bia không chính thức như rượu tự nấu thủ công, rượu giả/nhái, rượu bia nhập lậu, không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ với chất lượng không được kiểm chứng, gây tác hại tới sức khoẻ người tiêu dùng.

Do vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho rằng cần có thời gian chuẩn bị trong vòng 2 - 3 năm, với các giải pháp đồng bộ để ngăn ngừa các hành vi tiêu cực nói trên, chưa áp dụng vào năm 2024 - 2025.

Đối với việc bổ sung một số mặt hàng vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, Dự thảo của Bộ Tài chính đề nghị bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tuy nhiên, lãnh đạo VAFIE nhìn nhận lý do bổ sung mặt hàng này vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chưa thực sự thuyết phụ, do chưa xác định được tác hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng và tác động đối với doanh nghiệp, thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần nghiên cứu kỹ và cân nhắc việc bổ sung mặt hàng này vào diện chịu thuế.

Đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ, đây là mặt hàng chịu thuế từ năm 1998 với thuế suất 20%, được giảm xuống 10% vào năm 2008. Dự thảo đề xuất “áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hòa nhiệt độ có công suất 90.000 BTU trở xuống”.

Tuy nhiên, theo ông Mại, xu hướng sử dụng máy điều hòa nhiệt độ ngày càng phổ biến, đi kèm với xu hướng này là sự gia tăng ngày càng lớn của lượng khí HCFCs gây hại cho tầng ozone (sản sinh trong quá trình sử dụng các khí gas như R22, R410A, R32 để làm lạnh); một số quốc gia đã cấm/hạn chế sử dụng HCFC.

“Do đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt nên quy định rõ hơn về chủng loại sản phẩm sử dụng chất làm lạnh chứa HCFC thuộc diện chịu thuế để phù hợp với định hướng bảo vệ môi trường, không áp dụng với các sản phẩm điều hòa sử dụng CO2/ammoniac, Ammoniac, Hydrocarbon để làm lạnh”, GS. TSKH Nguyễn Mại đề xuất thêm.

Phương Thảo