Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

FED chính thức đảo chiều chính sách, chứng khoán "cất cánh"?

08:43 | 19/09/2024

720 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau ba năm (từ tháng 3/2022) chỉ tăng và giữ nguyên, thì lần cắt giảm 50 điểm cơ bản (0,5%) chính thức xác nhận FED đảo chiều chính sách tiền tệ, mở ra chu kỳ “tiền rẻ" trên toàn thế giới. Thị trường chứng khoán vì thế cũng có thể "cất cánh".
FED chính thức đảo chiều chính sách, chứng khoán "cất cánh"?

Chủ tịch Fed Jerome Powell trong một cuộc họp báo. Ảnh: Reuters

Ngày 18/9, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã ban hành đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19, trong nỗ lực ngăn chặn sự suy thoái của thị trường lao động.

Sau ba năm (từ tháng 3/2022) chỉ tăng và giữ nguyên, thì lần cắt giảm 50 điểm cơ bản (0,5%) chính thức xác nhận FED đảo chiều chính sách tiền tệ, mở ra chu kỳ “tiền rẻ" trên toàn thế giới.

"Hội đồng ngày càng tin tưởng lạm phát hạ nhiệt bền vững, hướng về 2%. Xác suất thị trường lao động và lạm phát đạt mục tiêu là ngang nhau", FED cho biết trong thông báo.

Cơ quan này cũng nhấn mạnh "luôn sẵn sàng điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu có rủi ro phát sinh". Quan chức FEDdự báo lãi suất tham chiếu giảm thêm 0,5% cuối năm nay và 1% vào năm sau. Sang 2026, họ sẽ hạ tiếp 0,5% để đưa lãi suất về 2,75-3%.

Khi lãi suất thấp, chi phí đi vay rẻ hơn. Doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án mới hoặc tuyển thêm nhân viên khi tiền lãi giảm đi. Tương tự, người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn do gửi tiết kiệm kém hấp dẫn. Thị trường chứng khoán vì thế sẽ được hưởng lợi.

Chính phủ Việt Nam đã tiến hành cắt giảm sớm hơn rất nhiều (từ tháng 3/2023). Từ đó đến nay SBV (Ngân hàng Nhà Nước) đã nhiều lần chịu sức ép tỷ giá VND-USD. Tuy nhiên, với động thái trên của FED, SBV đã trở nên dễ thở hơn rất nhiều, và có thêm “không gian" cho các chính sách của mình.

Fed đã nâng lãi suất 11 lần từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2023 để ghìm lạm phát. Tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 2,5%, giảm đáng kể so với mức đỉnh 9% so với cùng kỳ năm 2022. Chỉ số chi tiêu cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed - cũng phát tín hiệu hạ nhiệt suốt 2 năm qua.

Ngoài việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp trong thời kỳ COVID-19, lần cuối cùng FED cắt giảm 0,5% là vào năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

PV