Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Taliban sẽ duy trì quyền lực lãnh đạo Afghanistan được bao lâu?

13:30 | 03/09/2021

610 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc quân đội nước ngoài rút hết khỏi Afghanistan ngày 31/8 đánh dấu chiến thắng tuyệt đối của phong trào Taliban sau hàng thập niên chiến tranh. Tuy nhiên, để duy trì quyền lực, Taliban sẽ phải đối mặt với hai thách thức quan trọng: một mặt phải nhận được sự ủng hộ của người dân, bất chấp sự phản kháng về sắc tộc và tôn giáo, và mặt khác là phục hồi nền kinh tế nhờ vô số tài nguyên của đất nước.
Taliban sẽ duy trì quyền lực lãnh đạo Afghanistan được bao lâu?
Người phát ngôn của Taliban, Zabiullah Mudjahed

Tối 31/8, tại sân bay Kabul, tiếng động ầm ì của các máy bay quân sự cuối cùng của Mỹ và liên quân vừa dứt, những loạt đạn đủ loại của Taliban ăn mừng thi nhau xé nát màn đêm. Sáng tinh mơ ngày 1/9, các nhóm quân Hồi giáo lần đầu tiên khám phá bên trong sân bay quân sự, chụp hình kỷ niệm trước những chiếc Humvee hay trực thăng Mỹ. Cùng lúc tại Kabul, những lá cờ Taliban phấp phới bay trên các tòa đại sứ, cửa hàng, các ngã tư…, các chiến binh có mặt khắp nơi, đôi khi tỏ ra thô bạo. Mỹ đã chính thức rút khỏi Afghanistan sau một cuộc xung đột kéo dài 19 năm, 10 tháng và 25 ngày.

Để tìm được tính chính đáng trên trường quốc tế, theo phát biểu ngày 31/8 của người phát ngôn Zabiullah Mudjahed, Taliban mong là Mỹ sẽ mở lại cửa đại sứ quán ở Kabul và cũng muốn có quan hệ thương mại với Washington. Không chỉ kêu gọi Mỹ, Taliban cũng kêu gọi đại sứ quán các nước khác hoạt động trở lại với hy vọng được quốc tế ủng hộ và công nhận rộng rãi hơn. Một thành viên của ủy ban văn hóa Afghanistan phát biểu: “Thế giới nên công nhận chính phủ Afghanistan và hợp tác với chúng tôi để tái thiết và đầu tư”. Trước khi Taliban chiếm thủ đô ngày 15/8, có 36 nước có đại diện ngoại giao ở Kabul. Trong thời gian cầm quyền ở Afghanistan từ 1996 đến 2001, Taliban chỉ được 3 nước công nhận: Saudi Arabia, Pakistan và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.

Tuy nhiên, ngoài việc tránh bị cô lập trên trường quốc tế, chính quyền Taliban còn phải đối mặt với 4 thách thức khác: mất niềm tin, đặc biệt là ở phụ nữ và người dân thành thị có học thức; khủng hoảng nhân đạo và kinh tế; chảy máu chất xám và mối đe dọa khủng bố. Qatar, nước đóng vai trò trung gian cho tiến trình hòa bình ở Afghanistan, đã kêu gọi lực lượng Taliban cam kết và hợp tác chống khủng bố. Trong buổi họp báo chung ngày 31/8 với đồng nhiệm Đức Heiko Maas ở Doha, Ngoại trưởng Qatar Al Thani cho biết Qatar sẽ tiếp tục mở các kênh liên lạc với các bên ở Afghanistan và hy vọng đạt được một đồng thuận quốc gia để thành lập chính phủ bao gồm tất cả các bên.

Taliban sẽ duy trì quyền lực lãnh đạo Afghanistan được bao lâu?
Taliban ăn mừng tại Kabul ngày 1/9

Để ổn định tình hình trước mắt, Taliban đang nhanh chóng chuẩn bị thành lập một chính phủ mới ở Afghanistan. Tuy nhiên, những gương mặt lãnh đạo của Taliban đến lúc này hầu hết vẫn trong vòng bí ẩn, cho dù phong trào này đã từng cầm quyền ở Afghanistan từ 1996 đến 2001. Hiện người ta chỉ có thể biết đến một vài gương mặt lãnh đạo chủ chốt của Taliban. Nhân vật đầu tiên phải kể đến là Hibatullah Akhundzada, vẫn được nhắc đến như là thủ lĩnh tối cao của phong trào, nhưng cho đến giờ vẫn chưa một lần thấy xuất hiện trước công chúng. Giáo sĩ chuyên về các vấn đề pháp lý và tôn giáo này chỉ thực sự được biết đến từ năm 2016 là thủ lĩnh của phong trào Hồi giáo. Akhundzada được chỉ định đứng đầu Taliban sau khi người tiền nhiệm Mansour bị máy bay không người lái của Mỹ oanh kích tiêu diệt tại Pakistan. Nhiệm vụ ưu tiên của ông ta là đoàn kết thống nhất Taliban. Phong trào này khi đó đã bị rạn nứt nghiêm trọng vì cuộc đấu đá tranh giành quyền lực sau cái chết của thủ lĩnh Mansour.

Người ta vẫn còn biết rất ít về vai trò thường nhật của Hibatullah Akhundzada. Ông chỉ được nhắc đến trong những lần hiếm hoi ra thông điệp nhân các dịp lễ của Hồi giáo. Nhiều nhà phân tích cho rằng nhân vật này đóng vai trò biểu tượng nhiều hơn là thực quyền. Taliban mới chỉ một lần duy nhất phổ biến hình ảnh của ông. Ngoài ra, ông ta chưa hề một lần xuất hiện trước công chúng. Sau khi giành chính quyền ở Afghanistan ngày 15/8, Taliban vẫn giữ tuyệt đối kín về các hoạt động cũng như di chuyển của vị thủ lĩnh này. Ngày 30/8, Taliban cho biết Akhundzada từ đầu vẫn sống ở Kandahar và sẽ sớm xuất hiện công khai.

Một nhân vật vẫn được cho là thủ lĩnh số 2 của Taliban là giáo sĩ Baradar. Ông này được biết đến như là người cùng với Omar sáng lập ra phong trào Taliban từ trong cuộc nội chiến đầu những năm 1990, cuộc nội chiến đã đẩy đất nước Afghanistan chìm trong máu lửa. Năm 2001, sau khi chế độ Taliban bị sụp đổ, Baradar đã tham gia một nhóm nhỏ quân nổi dậy, sẵn sàng ký thỏa thuận thừa nhận chính quyền mới ở Kabul, nhưng Mỹ khi đó đã bác bỏ để xuất này. Là chỉ huy quân sự của Taliban, Baradar đã từng bị bắt ở Karachi, Pakistan, rồi sau đó được trả tự do năm 2018 dưới sức ép của Washington. Có uy tín trong phong trào, ông được chỉ định lãnh đạo bộ chính trị, đặt tại Doha. Đây có lẽ là nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong các lãnh đạo Taliban. Nhân vật này là người tham gia hầu hết các hoạt động đối ngoại của Taliban: thương lượng với Mỹ về việc rút quân đội nước ngoài khỏi Afghanistan, các cuộc đàm phán hòa bình với chính phủ Afghanistan, dẫn đầu các đoàn Taliban tiếp xúc với đại diện các nước như Trung Quốc.

Taliban sẽ duy trì quyền lực lãnh đạo Afghanistan được bao lâu?
Một số lãnh đạo Taliban

Một nhân vật quan trọng khác của Taliban là Sirajuddin Haqqani, lãnh đạo mạng lưới Haqqani. Mạng lưới Haqqani là do cha ông lập ra, nên đã bị Mỹ xếp vào danh sách khủng bố và luôn được quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan coi là nhóm chiến binh nguy hiểm nhất. Nhân vật này có thể có ảnh hưởng rất lớn lên các quyết định của phong trào này.

Một nhân vật khác cũng thuộc diện cha truyền con nối của Taliban là giáo sĩ Yaqoub, con trai của giáo sĩ Omar. Nhân vật này là lãnh đạo của ủy ban quân sự đầy quyền lực của Taliban, quyết định các đường hướng chiến lược trong cuộc chiến chống chính phủ Afghanistan. Một số chuyên gia cho rằng việc chỉ định ông này đứng đầu ủy ban quân sự hồi 2020 có thể chỉ là mang tính tượng trưng.

Theo Laurel Miller, lãnh đạo chương trình châu Á của cơ quan tư vấn International Crisis Group, bây giờ là thời điểm chủ chốt cho Taliban chứng minh họ có khả năng lãnh đạo đất nước. Phong trào Taliban tập hợp rất nhiều phân nhánh có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau của Afghanistan. Sau 20 năm chỉ lo giao chiến, giờ là lúc Taliban phải tính tới chuyện tổ chức nội bộ sao cho cân bằng được lợi ích, xu hướng của các nhóm.

Ngoài các nhà lãnh đạo của Taliban, một số nhà lãnh đạo của chính phủ Afghanistan cũ cũng sẽ tham gia vào ban lãnh đạo mới, mục đích là để tạo thành một nhóm đại diện của người dân Afghanistan.

Thúc đẩy đoàn kết dân tộc là một thách thức to lớn đối với những chủ nhân mới của một đất nước có vô số các nhóm sắc tộc đối địch với nhau, với ngôn ngữ và tôn giáo khác biệt. Để đạt được điều này, Taliban sẽ phải thành công trong việc phát triển các lợi thế khổng lồ của đất nước: tài nguyên, khoáng sản có doanh thu ước tính từ 1 đến 3 nghìn tỷ USD, nhưng cả những lợi thế về địa lý, chiến lược, nhất là về vận chuyển nguyên liệu thô.

Phe kháng chiến nêu điều kiện Phe kháng chiến nêu điều kiện "nhường" quyền lực cho Taliban
Phe kháng chiến Phe kháng chiến "đập tan" cuộc tấn công của Taliban ở thành trì Panjshir
Taliban tiết lộ tung tích của thủ lĩnh tối caoTaliban tiết lộ tung tích của thủ lĩnh tối cao

H.Phan

AFP