Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tai nạn giao thông: Án tử “treo trên đầu” mỗi người khi ra đường

08:59 | 25/04/2019

380 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hình ảnh những đồng nghiệp và đứa con trai lớp 9 ngồi gục khóc bên thi thể mẹ  trong vụ “xe điên” tông tử vong nữ công nhân vệ sinh ở Hà Nội khiến nhiều người không khỏi xót xa.
tai nan giao thong an tu treo tren dau moi nguoi khi ra duong
Tài xế gây tai nạn chết người đối với nữ lao công vi phạm trên 1,055 miligam/lít khí thở khi bị kiểm tra.

Như thông tin trên báo chí đã đưa, khoảng 23h ngày 22/4, tại đường Láng Hạ (Hà Nội), chiếc xe Hyundai 7 chỗ 29A 784.09 sau khi gây tai nạn liên hoàn thì bỏ chạy ra đường Láng (trước cửa Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong). Tại đây, “xe điên” tiếp tục đâm vào một nữ lao công khiến nạn nhân tử vong.

Tất nhiên, tài xế xe điên đã bị bắt ngay sau đó và đã khai hôm xảy ra vụ tai nạn gia đình có đám cưới cháu gái trong phố Vĩnh Hồ (quận Đống Đa, Hà Nội) nên đã uống 5-7 chén rượu. Khi điều khiển phương tiện đã không làm chủ được tốc độ, không chú ý quan sát nên đã gây ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường Láng. Còn theo thông tin từ cơ quan chức năng, kết quả kiểm tra đo nồng độ cồn tại cơ quan công an, tài xế này vi phạm trên 1,055 miligam/lít khí thở.

Sự ra đi của chị lao công kia chỉ là một trong số rất nhiều các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong thời gian vừa qua mà nguyên nhân chính là do tài xế uống rượu bia. Kết cục là những người vô can với các tài xế, “xe điên”, những người tuân thủ luật pháp đã chết dưới chân ga của một kẻ (những kẻ) vi phạm. Là nạn nhân của một người đã vui vẻ quá đà sau một cuộc nhậu và bất chấp sinh mạng của người khác khi vẫn cầm lái trong lúc đã say xỉn.

Thực tế đau lòng này rất tiếc vẫn xảy ra thường ngày và có xu thế ngày càng nghiêm trọng. Chỉ ít phút sau cuộc vui là thảm họa. Tại sao không có ai can ngăn một người say lái xe hay việc cầm lái khi uống rượu đã là việc thường ngày trong đời sống của chúng ta?

Một con số thống kê cho thấy, mỗi ngày ở Việt Nam có trung bình 24 người ra khỏi nhà vào buổi sáng nhưng không bao giờ trở về được nữa, và khoảng 60 người ra khỏi nhà lành lặn nhưng về với thương tật đầy mình, thậm chí tàn phế suốt đời. Những chuyến đi như “đánh cược” mạng sống, nhưng chúng ta đâu có lựa chọn, vẫn phải tham gia giao thông, vẫn phải sống chung với hoang mang lo sợ án tử treo lơ lửng mỗi khi ra đường.

Chúng ta có thể có số liệu thống kê về những vụ tai nạn, thiệt hại vất chất, tính mạng, nhưng xin hỏi có thể đếm được nỗi đau mà những vụ tại nạn kia đã hằn lại trong gia đình, người thân nạn nhân. Bao nhiêu đứa trẻ bỗng mồ côi cha mẹ; Bao nhiêu người mất vợ, mất chồng; Bao nhiêu gia đình tan nát, bao con người sống lay lắt sau cú sốc trước cái chết đột ngột của người thân…?

Đã là không đếm được thì một mạng người mất đi cũng là thất bại của xã hội, của ngành giao thông và của cả mỗi chúng ta

Còn nhớ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng phát đi thông điệp, cũng là lời khẩn cầu rằng: “Hãy vì niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống. Vì sự phát triển chung của đất nước, vì tương lai của con em chúng ta, vì mạng sống của mỗi cá nhân, các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp ở trung ương và địa phương cùng đồng chí, đồng bào hãy làm những gì có thể để giao thông ở nước ta ngày càng văn minh hơn, an toàn hơn. Hãy sống có ý thức, trách nhiệm với bản thân, gia đình để những tai nạn thương tâm không bao giờ còn xảy ra” .

Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở là hành vi vi phạm. Hành vi phạm tội trong tình trạng dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự..v..v.

Quả thật, chúng ta đã có rất nhiều quy định, chế tài về xử lý vi phạm giao thông nhưng vi phạm giao thông, đặc biệt là tai nạn vẫn không giảm, mà có chiều hướng gia tăng, nhất là các vụ tai nạn nghiêm trọng? Lý do chính là do việc thực hiện những quy định, chế tài chưa nghiêm, chưa có tính chất răn đe đối với người vi phạm.

Người vi phạm có thể được bỏ qua nhờ “xin xỏ”, “quan hệ”, “chạy chọt”… nên khi vi phạm họ không thấy sự nghiêm trọng của vi phạm và dễ dàng vi phạm lỗi sau nặng hơn lỗi trước. Điều này cũng gây tâm lý “nhờn” luật đối với nhiều người tham gia giao thông.

Ngạn ngữ có câu: “Bạn không thể điều khiển những gì xảy đến với mình nhưng bạn có thể điều khiển thái độ đối với những gì xảy ra với mình, và như vậy bạn sẽ chi phối sự ngẫu nhiên hơn là để nó chi phối bạn”. Hay “Đến bến còn chìm”, đại ý rằng, sống phải thận trọng vì rủi ro có thể đến với chúng ta bất kỳ lúc nào và đừng bao giờ chủ quan khinh suất.

Bởi vì, chẳng ai biết trước được “tử thần” sẽ gọi tên mình trong bối cảnh giao thông lộn xộn, ý thức văn hóa của mỗi người khi tham gia giao thông kém như thế này.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

tai nan giao thong an tu treo tren dau moi nguoi khi ra duongMáy bay ném bom Mỹ rơi trúng nhà tù, phi công tử nạn
tai nan giao thong an tu treo tren dau moi nguoi khi ra duongÔ tô văng mất bánh sau va chạm với xe đầu kéo
tai nan giao thong an tu treo tren dau moi nguoi khi ra duongMức phạt nào dành cho tài xế uống bia/rượu say đâm chết người?