Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Sữa kêu thiếu - Đường nói đủ: Vì đâu nên nỗi?

19:00 | 11/10/2022

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mới đây, Hiệp hội Sữa Việt Nam có công văn gửi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiến nghị về các chính sách liên quan đến đường nhập khẩu. Theo đó, hiệp hội này kêu thiếu đường và “đòi” Chính phủ tăng lượng đường nhập khẩu từ chính quốc gia mà Việt Nam đang áp thuế chống bán phá giá.

Theo công văn này, Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết, để đảm bảo nhu cầu sữa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến sữa Việt Nam có nhu cầu lớn về đường nhằm đáp ứng sản xuất.

duong-nhap-lau-tran-ngap-mia-duong-noi-lam-nguy-6
Đường nhập lậu tràn ngập, mía đường nội lâm nguy trong nhiều năm qua. (Ảnh minh họa)

Công văn cũng cho biết, trong khi tổng nhu cầu sử dụng nguyên liệu đường trên cả nước ước đạt gần 2 triệu tấn thì tổng nguồn cung đường trong nước sản xuất lại không đủ đáp ứng. Để bù đắp lượng đường thiếu hụt, Hiệp hội Sữa kiến nghị bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường thêm 600-800 tấn nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng nguyên liệu đường trên cả nước (tỷ lệ phân bổ 70% đường thô và 30% đường tinh luyện).

Theo ông Nguyễn Văn Lộc - Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) thì: “Việt Nam không thiếu đường mà chỉ thiếu đường... giá rẻ”.

Dẫn chứng cụ thể, ông Lộc cho biết, VSSA ước tính tổng cung đường năm 2022 hơn 2,6 triệu tấn lớn hơn tổng cầu trong nước (khoảng 2,1 - 2,3 triệu tấn). Đó là chưa kể lượng đường ngạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO 113.400 tấn nên cân đối cung cầu đường sẽ là thừa cung cho cả năm 2022.

Điều đáng nói ở đây là việc Hiệp hội Sữa Việt Nam đang kiến nghị được nhập khẩu đường từ Thái Lan, trong khi đó đường của nước này lại đang bị Chính phủ nước ta áp thuế chống bán phá giá.

Sữa kêu thiếu - Đường nói đủ: Vì đâu nên nỗi?
Đường Việt Nam vẫn còn bị dìm giá thấp hơn hẳn các quốc gia trong khu vực.

Cụ thể, ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức lần lượt là 42,99% và 4,65%.

Đến đầu tháng 8 năm nay, Bộ Công Thương tiếp tục quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar trên cơ sở mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp được quy định tại Quyết định 1578.

Cần phải nói rõ hơn ở đây khi đường Thái Lan bị dựng rào cản chống bán phá giá đã ngay lập tức mượn đường qua các quốc gia Đông Nam Á khác để thẩm nhập vào Việt Nam. Đây là hành vi cố ý phá hoại ngành sản xuất mía đường của Việt Nam. Chính vì vậy ngoài bị áp thuế bán phá giá, đường mía Thái Lan còn bị áp thuế lẩn tránh thương mại hay còn gọi là biện pháp chống gian lận thương mại.

Trong nhiều báo cáo gần đây VSSA cũng như Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) đều chỉ ra đầy đủ căn cứ rằng việc đánh thuế là biện pháp cần thiết để bảo vệ ngành mía đường Việt Nam.

Cụ thể, ngành mía đường luôn được Thái Lan bảo hộ một cách triệt để. Mỗi năm, Chính phủ Thái Lan chi 2-3 triệu USD cho công tác nghiên cứu giống mía để bàn giao miễn phí cho nhà máy và nông dân. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng hỗ trợ 1-2% lãi suất để nông dân đầu tư máy móc sản xuất, triển khai chính sách miễn thuế nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu…

Sữa kêu thiếu - Đường nói đủ: Vì đâu nên nỗi?
Số liệu từ VSSA cho thấy thị trường không thiếu đường cho nhu cầu của Việt Nam.

Hằng năm, trong ít nhất 1,3 tỷ USD mà Chính phủ Thái Lan dành ra để hỗ trợ ngành mía đường thì có hơn 775 triệu USD được sử dụng cho mục đích trợ giá, bù đắp mỗi khi giá đường trên thế giới sụt giảm. Thái Lan cũng kiểm soát chặt chẽ hạn ngạch nhập khẩu, theo đó đơn vị nào muốn nhập khẩu đường vào Thái Lan thì phải trực tiếp đi xin giấy phép, song thực tế việc này hiếm khi xảy ra. Đây là những nguyên nhân khiến giá thành sản xuất đường của nước này luôn ở mức thấp hơn các nước trong khu vực.

Đối với đường Việt Nam, dù gần đây có biện pháp phòng vệ thương mại và giá đường trong nước đã tăng nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực (đặc biệt chỉ khoảng 50% so với giá đường tại Philippines). Chính vì thế mà đường Thái Lan đã liên tục tràn vào Việt Nam, đe dọa ngành sản xuất đường nội địa, khiến nhiều nhà máy đường lao đao, đóng cửa. Việc các nhà máy đường làm ăn thua lỗ cũng dẫn tới khó lòng thu mua mía cho nông dân với giá cao, dẫn tới cảnh trồng - chặt ở nhiều nơi.

Hơn thế nữa, theo thông tin từ Bộ Công Thương, một số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, sữa ở TP HCM thì không phải doanh nghiệp nào cũng “kêu” thiếu đường. Chẳng hạn TH True Milk cho biết do có nhà máy sản xuất đường nên không thiếu, còn Công ty CP ABC Việt Nam thì khẳng định đã có nguồn đường dự trữ đến hết năm nên không cần phải nhập.

Như vậy, việc Hiệp hội Sữa Việt Nam đề nghị tăng lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan không chỉ là một hành động khó hiểu mà còn mang tính thách thức. Đồng thời còn thể hiện một vấn đề là dường như các biện pháp phòng vệ thương mại của chúng ta chưa đủ mạnh, đội ngũ quản lý thị trường chưa đủ sức răn đe đối với hàng hóa nhập lậu, hàng hóa nhắm vào việc phá hoại các ngành sản xuất trong nước.

Thành Công

Bộ Công Thương áp dụng khẩn cấp biện pháp chống phá giá đối với đường mía Bộ Công Thương áp dụng khẩn cấp biện pháp chống phá giá đối với đường mía
Đường mía lậu tràn lan, ai mừng ai lo? Đường mía lậu tràn lan, ai mừng ai lo?
Thái Lan Thái Lan "phá hủy" hàng chục nhà máy mía đường Việt Nam như thế nào?
Dù được lùi hạn ngạch thuế quan nhưng ngành mía vẫn khó thích ứng được với hội nhập Dù được lùi hạn ngạch thuế quan nhưng ngành mía vẫn khó thích ứng được với hội nhập