Sông Đà - Thăng Long: “Sức khỏe” đã ở mức cùng cực
Khu chung cư Usilk City trên đường Lê Văn Lương. |
Theo đó, trong năm 2014, mặc dù tổng giá trị sản xuất kinh doanh là 480 tỉ đồng (so với kế hoạch là 192 tỷ) nhưng lợi nhuận của Sông Đà-Thăng Long lại âm tới 996,4 tỉ đồng; tỷ lệ chia cổ tức là 0%.
Chuyện Sông Đà-Thăng Long bết bát, lỗi hẹn, thậm chí là hành xử như thể “chí phèo” không phải chuyện mới mà từ nhiều năm trước, “sức khỏe” của công ty này đã gắn liền với nỗi ám ảnh Usilk City.
Những năm 2008-2009, khi mới được giới thiệu, Usilk City đã tạo nên một cơn “sốt” trên thị trường bất động sản, và được giới đầu tư đặt rất nhiều kỳ vọng sẽ là điểm nhấn làm thay đổi diện mạo của quận Hà Đông. Dự án Usilk City có quy mô lên rộng 9,2 ha, gồm 13 tòa nhà với chiều cao từ 25-30 tầng, tổng mức đầu tư của dự án cũng lên tới 10.000 tỉ đồng. Dự án do Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long (mã chứng khoán STL) làm chủ đầu tư. Trong đó, 3 tòa nhà thuộc cụm CT1 được chủ đầu tư đưa ra chào hàng đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng như nhiều dự án bất động sản khác, khách hàng mua nhà tại dự án Usilk City từ kỳ vọng đã phải đi đến thất vọng. Usilk City liên tục chậm bàn giao nhà theo tiến độ cam kết mà chủ đầu tư đã ký với khách hàng. Thậm chí, trước những lời quảng cáo, chào mời kiểu như thưởng diện tích thương mại… nhiều khách hàng đã đóng tới cả 100% giá trị hợp đồng với chủ đầu tư. Nhưng rồi, hết lần này đến lần khác, khách hàng vẫn không nhận được nhà.
Bất động sản lại nổi lòng... tham Phải rất khó khăn thị trường bất động sản (BĐS) mới có dấu hiệu hồi phục, nhưng khi dấu hiệu ấy còn rất yếu ớt, hiện tượng đầu cơ, làm giá nhà đất lại xuất hiện. |
Nếu còn “đánh bạc”, bất động sản sẽ lại... ngủ đông Người mua nhà chỉ mới trở lại thị trường, tâm lý chờ đợi vẫn còn đè nặng. Vậy nên, nếu nghi vấn chủ đầu tư và sàn bất động sản (BĐS) bắt tay thổi giá căn hộ là đúng, thị trường BĐS chắc chắn sẽ phải đối diện với một giai đoạn đóng băng, ế ẩm mới. |
Bộ trưởng Xây dựng nói về thị trường BĐS và nhà ở xã hội Trong chương trình Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời ngày 27/4, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đề cập đến nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực thị trường bất động sản (BĐS) và nhà ở xã hội. |
Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do, cùng với những khó khăn chung của thị trường bất động sản, STL cũng lâm vào cảnh khó khăn, và theo báo cáo tài chính gần nhất mà STL đưa ra thì công ty này đang gánh lên trên vai khoản nợ lên tới 6.000 tỉ đồng. Thực tế này cũng đã được chính STL nhiều lần lên tiếng chia sẻ, khẳng định mỗi lần chậm tiến độ bàn giao nhà rằng: Chúng tôi đang gặp khó khăn và rất mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ của khách hàng.
Thậm chí, khi mô hình quản lý dòng tiền được áp dụng ở Usilk City với sự tham gia của ngân hàng và của chính đại diện khách hành, “siêu dự án” một thời này vẫn không thể lỗi hẹn. Hết quý I/2014, rồi đến quý II và giờ đã bước sang năm 2015, dự án vẫn không thể bàn giao nhà như đã hứa.
Nói về sự thất bại của mô hình quản lý dòng tiền ở Usilk City, Tổng giám đốc STL Nguyễn Trí Dũng trong văn bản gửi các khách hàng của dự án những tháng đầu năm 2014 đã nêu: Trong thời điểm thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản có những biến động xấu như thời gian qua thì việc đưa một dự án quay lại thi công đã khó, đưa một tổ chức tài chính vào cùng tham gia tài trợ vốn để triển khai là việc khó hơn. Hiện STL đang trong quá trình đàm phán với các tổ chức tín dụng tài trợ vốn để có thể tiếp tục triển khai thi công dự án.
Dự án chậm tiến độ lại gánh trên vai những khoản vay lên tới cả ngàn tỉ đồng, vậy nên, chuyện Usilk City đứng đầu bảng những “chúa chổm” về thuế ở Hà Nội xem ra cũng là điều dễ hiểu!
Thanh Ngọc (Năng lượng Mới)
-
Cân nhắc bổ sung quy định về ngưỡng nợ thuế tối thiểu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh
-
Trước 20/10, TP HCM sẽ ban hành bảng giá đất cho năm 2025
-
Tin tức kinh tế ngày 5/10: Ngân hàng ồ ạt tung gói vay trả nợ nhà băng khác
-
Tin tức kinh tế ngày 2/10: Xuất khẩu sang các thị trường CPTPP tăng gần gấp đôi sau 5 năm
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?