Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khi Luật Dược (sửa đổi) vào cuộc sống:

Sẽ kiểm soát được giá và chất lượng thuốc

15:10 | 13/12/2015

576 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trình bày Tờ trình về Dự án Luật Dược (sửa đổi). Với những điều đã được bổ sung, sửa đổi, người dân liệu có thể hy vọng về việc khắc phục những bất cập của Luật Dược hiện hành, như cùng một loại thuốc nhưng lại có mức chênh lệch rất cao, vấn đề  chất lượng thuốc được đảm bảo, hay giá cả được quản lý?

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thì với Luật Dược (sửa đổi), việc quản lý giá sẽ công khai, minh bạch và được thực hiện theo các luật hiện hành là Luật Giá, Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn về đấu thầu thuốc.

Tuy nhiên, quy định hiện hành là giá thuốc phải không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự như Việt Nam, song xác định việc này rất khó nên quy định này là không khả thi vì không khống chế được giá.

Bên cạnh đó, mỗi địa phương đấu thầu ở thời điểm khác nhau, chủ đấu thầu khác nhau và nhiều nhà cung cấp khác nhau nên giá thuốc chênh lệch nhau rất lớn. Do vậy, chúng ta phải tuân theo hai hình thức: Theo thị trường và quản lý giá công khai, minh bạch với loại thuốc do ngân sách Nhà nước cấp như thuốc chi trả từ Quỹ BHYT và thuốc phòng chống dịch.

se kiem soat duoc gia va chat luong thuoc
Một hiệu thuốc tại Hà Nội

Bên cạnh đó, Bộ Y tế phải thành lập Trung tâm Đấu thầu thuốc tập trung Quốc gia và xây dựng thông tư về hướng dẫn đấu thầu thuốc đồng thời, ban hành danh mục đấu thầu thuốc tập trung quốc gia trong năm 2016; danh mục thuốc sản xuất trong nước tham gia đấu thầu tập trung quốc gia và danh mục thuốc đàm phán giá (ưu tiên thuốc biệt dược, thuốc generic, thuốc hiếm).

Việc đấu thầu tập trung sẽ giúp tránh được sự chênh lệch giá quá lớn giữa các địa phương, đồng thời, tạo được nguồn cung ứng thuốc đủ, an toàn, hiệu quả và có giá hợp lý. Khi đó, các danh mục thuốc trúng thầu và giá ở quy mô quốc gia sẽ được công bố công khai, tạo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước.

Một vấn đề được nhiều người dân quan tâm là, việc mua thuốc, kể cả kháng sinh, đang quá dễ dàng, ai cũng có thể mua với số lượng không hạn chế, mà không cần đơn thuốc, hiện nay đang khiến WHO và cả ngành y tế đặc biệt quan ngại. Hơn nữa, giá cả cùng một loại thuốc có sự chênh lệch rất lớn.

Lý giải việc này, người đứng đầu ngành y tế cho rằng, mặc dù Luật năm 2005 đã quy định bán thuốc theo đơn và đã có quy tắc thực hành các nhà thuốc, nhưng vẫn còn tình trạng bán thuốc tràn lan là do người dân ngại đi khám bệnh, các cửa hàng bán thuốc lại sẵn sàng hướng dẫn, kê đơn thay bác sĩ, cho nên người dân mỗi khi có bệnh đều tự đi mua thuốc.

Một nguyên nhân nữa là các nhà thuốc đã không thực hiện nghiêm luật bán hàng theo đơn. Ngoài ra, cán bộ y tế, thầy thuốc cũng ghi toa “mở” với nhiều loại thuốc cần phải chỉ định chặt chẽ. Chính điều này dẫn đến kháng thuốc kháng sinh mà ngành tế hiện đang phải vào cuộc quyết liệt để khắc phục.

Tới đây, Bộ Y tế tiếp tục ban hành quy định về bán thuốc cần phải có đơn tới các quầy thuốc bán lẻ, đồng thời với việc kiểm tra gắt gao các nhà thuốc thông qua việc chỉ đạo các địa phương, sở y tế, các cơ quan thanh tra các địa phương thanh tra các cơ sở bán thuốc lẻ. Ngành y tế cũng tăng cường tuyên tuyền để người dân hiểu, khi có bệnh, phải mua thuốc theo đơn, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Việt Nam hiện có 180 cơ sở chế biến thuốc tân dược, dược liệu nhưng vấn đề phát huy sản xuất trong nước chưa đạt yêu cầu. Luật Dược (sửa đổi) có thể phát huy tiềm năng nguồn dược liệu trong nước, thay vì khuyến khích sản xuất nguồn nguyên liệu từ dược liệu; khuyến khích thuốc chế biến từ nguồn dược liệu và thuốc dược liệu cũng như thuốc y học cổ truyền và khuyến khích phát triển y học cổ truyền. Luật Dược (sửa đổi) đã đặt vấn đề về việc có chính sách ưu đãi phát triển công nghiệp dược.

Do điều kiện ngành dược chưa phát triển nên Việt Nam còn phải nhập khẩu rất nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, chúng ta hiện chưa có quy định việc nhập khẩu thuốc phải đến nước đó kiểm tra thực tế, mà chỉ khi thấy chất lượng thuốc cần kiểm soát thì Bộ Y tế mới tổ chức các đoàn đi kiểm tra, thẩm định các cơ sở sản xuất khi họ đăng ký hồ sơ để nhập khẩu thuốc, nhưng chưa làm được tất cả, gây nên sự bất bình đẳng và kiểm soát chất lượng không tốt.

Để khắc phục tình trạng này, dự thảo Luật Dược có quy định với thuốc nhập khẩu phải có kiểm tra cơ sở sản xuất ở nước ngoài khi họ đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam, để bảo đảm công bằng giữa nhà sản xuất trong nước và nhà sản xuất có thuốc nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nhằm hạn chế tình trạng thuốc giả vốn là một tồn tại mà nước nào cũng có, đòi hỏi sự phối hợp của Bộ Y tế với nhiều ban, ngành khác có chức năng chống hàng giả, hàng nhái, như Ủy ban Quốc gia 389, Bộ Công Thương, Bộ Công an, đặc biệt là các địa phương, người dân để có thể phát hiện, giám sát cơ sở sản xuất thuốc giả cũng như đưa nguồn thuốc giả ở ngoài vào lưu hành.

Mặc dù qua tiền kiểm và hậu kiểm cho thấy, thuốc giả ở Việt Nam thấp hơn so với quy định của tổ chức quốc tế. WHO cũng đánh giá Việt Nam là nơi ít thuốc giả so với các nước. Song điều này cũng tiềm ẩn hiểm họa cho sức khỏe người dân nên Bộ Y tế đang tích cực thanh kiểm tra, rút giấy phép, dừng lưu hành một số thuốc và đặc biệt là xử phạt nghiêm những cơ sở sản xuất thuốc giả. Điều này cũng cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ban, ngành và đưa ra chính sách để làm sao thuốc cung cấp đủ, giá cả hợp lý đến người dân.

Bộ Y tế cho rằng, cái chính là sự phối hợp liên ngành trong việc thanh, kiểm tra đột xuất cũng như định kỳ và xử phạt nghiêm, đặc biệt là có thể rút giấy phép, đình chỉ hoạt động của cơ sở đó và công bố trên truyền thông. Vừa qua, Bộ Y tế đã công bố danh tính công khai các cơ sở sản xuất có vi phạm.

Với những nội dung sửa đổi phù hợp với thực tế cuộc sống, nhất là khắc phục được những bất cập hiện nay khi Luật Dược (sửa đổi) được chính thức thông qua, người dân sẽ được nhiều quyền lợi hơn. Theo Bộ trưởng Kim Tiến, Luật Dược (sửa đổi) sẽ khắc phục được những mặt còn hạn chế được Luật hiện hành.

Khi một số thủ tục đầu tư, sản xuất, kinh doanh, buôn bán… sẽ được đơn giản hóa cho các doanh nghiệp dược, thì người dân sẽ được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn, có giá cả hợp lý hơn và chất lượng cũng sẽ tốt hơn. Thuốc sử dụng trong khám, chữa bệnh cũng được quản lý chặt chẽ hơn để tránh kháng thuốc, tránh lạm dụng thuốc.

Đặc biệt, vấn đề sản xuất thuốc nội sẽ có điều kiện phát triển khi công nghiệp dược, nhất là dược liệu, nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu, thuốc đông y sẽ được khuyến khích phát triển, vì luật này gắn với Luật Đấu thầu và Luật Giá. Bộ Y tế cũng đã phát động chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.

Bộ trưởng Bộ Y tế thông báo: Tín hiệu mới nhất là theo thông báo của bảo hiểm xã hội kết quả đấu thầu thuốc vào các bệnh viện vừa qua, tỷ lệ thuốc nội đã tăng gấp đôi, nhờ đó giá thuốc và chi phí bảo hiểm y tế cho thuốc đã giảm 30-35%. Đây là kết quả của một thời gian dài tập trung cho việc quản lý chặt chẽ giá thuốc, đấu thầu thuốc…

Dạ Miên

Năng lượng Mới 477