Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Phấn đấu đến năm 2030 không còn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

08:28 | 04/01/2019

274 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đây là chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến tại Hội thảo quốc gia “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021 - 2030" do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Đại sứ quán Ailen tổ chức sáng ngày 3/1, tại Hà Nội.  

Tham dự và chủ trì hội thảo có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

phan dau den nam 2030 khong con ho dan toc thieu so thieu dat o dat san xuat nuoc sinh hoat
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định: “Đại đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số”.

Với tinh thần đó, trong nhiều năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật về dân tộc, miền núi không ngừng được hoàn thiện và ưu tiên bố trí, huy động nguồn lực để thực hiện. Các chính sách tập trung hỗ trợ phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng dân tộc thiểu số và phù hợp với định hướng phát triển chung của cả nước; phát triển văn hóa, xã hội, nhất là hỗ trợ giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm nghèo bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội, củng cố các địa bàn chiến lược; giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển (98,4% xã có đường đến trung tâm, 98% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia); tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, cuối năm 2017, ở các huyện nghèo còn dưới 40%, ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%/năm. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh của đồng bào, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (100% xã có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế). Công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc được chú trọng. Thông tin tuyên truyền phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân (trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình)…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực cũng thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục. Đó là, hệ thống chính sách còn dàn trải, chồng chéo; nguồn lực thực hiện còn khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; chưa khuyến khích được đồng bào tự vươn lên thoát nghèo. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng và thực hiện chính sách còn hạn chế; nhiều địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc trong huy động, phân bổ nguồn lực; chưa phát huy tốt vai trò giám sát của hội đồng nhân dân các cấp. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa bàn còn rất khó khăn.

Thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân trong khu vực; tỉ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước. Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa tuy đã được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn thấp, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội còn nhiều khó khăn. Khoảng 21% người trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cao nhưng tỉ lệ khám, chữa bệnh còn thấp. Thụ hưởng văn hóa và tiếp cận các tiến bộ xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương còn hạn chế. Năng lực, trình độ của cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số ở một số địa phương còn yếu; nhiều vấn đề bức xúc của đồng bào chậm được phát hiện, giải quyết.

phan dau den nam 2030 khong con ho dan toc thieu so thieu dat o dat san xuat nuoc sinh hoat
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội thảo

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập đến việc ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, có 15 đề án, chính sách dân tộc. Hiện nay, có 54 chính sách còn hiệu lực hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người.

Các chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, nhưng hiện nay ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tình trạng thiếu việc làm, đói nghèo, thiên tai, bệnh tật vẫn đang là thách thức lớn. Tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6%, nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 53% số hộ nghèo của cả nước; thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số, nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực. Vẫn còn 21% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông, viết thạo tiếng Việt. Còn hơn 54 nghìn hộ thiếu đất sản xuất, hơn 58 nghìn hộ thiếu đất ở, hơn 223.nghìn hộ thiếu nước sinh hoạt cần được hỗ trợ nhưng chưa được giải quyết thấu đáo.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết mục tiêu chung của các chính sách là đến năm 2030 thu hẹp một bước chênh lệch giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng phát triển; không còn huyện đặc biệt khó khăn, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn, giảm 60% hộ nghèo dân tộc thiểu số hiện nay; 100% các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có đủ hạ tầng thiết yếu như đường ô tô cứng hoá đến trung tâm xã, trường học các cấp được kiên cố hoá, 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, nâng cáo chất lượng tiếp cận các dịch vụ phúc lợi cơ bản của người dân; không còn tình trạng hộ dân tộc thiểu số nghèo cùng cực; không còn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt mà chưa được hỗ trợ.

Bên canh đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho rằng, để hạn chế những bất cập vùng dân tộc thiểu số, miền núi, trong giai đoạn tới cần quan tâm tới các nhóm chính sách chủ yếu. Đó là phân bổ ngân sách thỏa đáng cho vùng dân tộc thiểu số theo nhóm khó khăn và đặc biệt khó khăn. Ưu đãi thu hút đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số; phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc; phát triển du lịch; phát triển giao thông nông thôn; đầu tư các cơ sở dạy nghề, giáo dục, y tế; tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cho vay ưu đãi, giảm cho không và tăng hỗ trợ có điều kiện...

phan dau den nam 2030 khong con ho dan toc thieu so thieu dat o dat san xuat nuoc sinh hoat
Toàn cảnh hội thảo

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, để khắc phục tồn tại, hạn chế, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã đưa vào chương trình công tác năm 2019 xây dựng đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo hướng tích hợp các chính sách, giải pháp nhằm phát triển nhanh, bền vững hơn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ đề nghị Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn về hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2018. Phân tích đúng thực trạng đời sống, thu nhập, sinh kế và mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế của đồng bào dân tộc thiểu số, đóng góp nhiều ý tưởng, gợi mở những định hướng cho việc xây dựng hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn tới mang tính tổng thể, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

Nguyễn Hoan

phan dau den nam 2030 khong con ho dan toc thieu so thieu dat o dat san xuat nuoc sinh hoatPV GAS hỗ trợ phát triển giáo dục
phan dau den nam 2030 khong con ho dan toc thieu so thieu dat o dat san xuat nuoc sinh hoatThúc đẩy quyền của trẻ em gái để thay đổi và phát triển
phan dau den nam 2030 khong con ho dan toc thieu so thieu dat o dat san xuat nuoc sinh hoatCông bố Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
phan dau den nam 2030 khong con ho dan toc thieu so thieu dat o dat san xuat nuoc sinh hoatDân tộc chiến binh ở đại ngàn Trường Sơn