Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 26/10/2022
Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi EU sớm thông qua gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng vào cuối tháng 11. Ảnh minh họa: Energyintel |
EU dự kiến thông qua gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng vào tháng 11
Trong cuộc họp của Hội đồng Năng lượng châu Âu diễn ra tại Luxembourg ngày 25/10, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi EU sớm thông qua gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng vào cuối tháng 11 nhằm giảm thiểu các tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay.
Gói biện pháp khẩn cấp được Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất tuần qua bao gồm mua chung khí đốt, thiết lập tiêu chuẩn giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dựa trên giao dịch và các quy định thống nhất giữa các nước thành viên trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung năng lượng.
Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng, bà Kadri Simson, đánh giá gói biện pháp khẩn cấp trên bao gồm nhiều yếu tố quan trọng cần thảo luận để sẵn sàng được thông qua tại cuộc họp bất thường tiếp theo của Hội đồng Bộ trưởng.
Saudi Arabia sẵn sàng đẩy nhanh xuất khẩu dầu thô sang châu Âu
Phát biểu tại cuộc hội thảo “Sáng kiến đầu tư tương lai” diễn ra ở thủ đô Riyadh ngày 25/10, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia - Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết tập đoàn Saudi Aramco đã xuất sang châu Âu 950.000 thùng dầu/ngày trong tháng 9, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông, Saudi Arabia đã tiếp cận với nhiều nước châu Âu như Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Croatia, Romania… Những nước này đang bước vào thời kỳ khai thông tắc nghẽn chuỗi cung ứng và hệ thống cung ứng nhằm bảo đảm dầu thô của Saudi Arabia có thể tiếp cận thị trường.
Đề cập đến việc Mỹ và nhiều nước thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) xuất kho dữ trữ chiến lược để hạ nhiệt giá dầu, ông Abdulaziz cho rằng đây là cơ chế để thao túng thị trường dù mục đích là làm dịu thiếu hụt nguồn cung. Việc xả kho dự trữ khẩn cấp có thể sẽ gây ra tác động tiêu cực trong vài tháng tới.
IEA khẳng định thế giới vẫn cần dầu Nga
Tại Tuần lễ năng lượng quốc tế Singapore ngày 25/10 ông Fatih Birol, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo tiêu thụ dầu mỏ có thể tăng thêm 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2023, vì vậy thế giới vẫn cần dầu Nga để đáp ứng nhu cầu...
Theo ông Fatih Birol, thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đang bị thắt chặt cùng với việc các nhà sản xuất dầu lớn cắt giảm sản lượng đang đẩy thế giới rơi vào “cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu thực sự đầu tiên”.
Cùng với đó, quyết định giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày của liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác gồm Nga (OPEC+), là một quyết định “đầy rủi ro” bởi IEA ước tính nhu cầu dầu toàn cầu tăng gần 2 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Châu Âu lo ngại tác dụng phụ từ việc áp giá trần khí đốt Nga
Theo hãng tin Reuters, biện pháp áp giá trần khí đốt có thể đẩy nhu cầu khí đốt lên tới 9 tỷ mét khối. Bên cạnh đó, điều này sẽ dẫn đến việc điện do Liên minh châu Âu (EU) sản xuất với giá rẻ hơn sẽ chảy sang các nước không thuộc EU và không bị giới hạn về giá, chẳng hạn như Anh và Thụy Sĩ.
Các quốc gia thành viên EU đang được khuyến khích đưa ra các giải pháp để ngăn chặn viễn cảnh này. Theo một nguồn tin của Ủy ban châu Âu (EC), các nước EU có thể tăng giá điện xuất khẩu cao hơn mức giá trong khối. Tuy nhiên, động thái như vậy hiện bị cấm bởi một số hiệp định quốc tế.
EC cũng cảnh báo lợi ích từ giới hạn giá sẽ không dàn trải đều giữa các thành viên EU. Pháp với tư cách là nước nhập khẩu điện sản xuất từ khí đốt sẽ là nước hưởng lợi lớn nhất, trong khi Đức, Hà Lan và Italy, những nước xuất khẩu điện của khối, sẽ phải đối mặt với chi phí cao ngất ngưởng để trợ cấp cho cơ chế giá trần.
Sec thừa nhận EU vẫn bất đồng về áp mức giá trần đối với khí đốt
Bộ trưởng Công Thương CH Séc Jozef Sikela ngày 25/10 thừa nhận các bộ trưởng năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) "có quan điểm khá khác biệt" về việc đặt ra mức giá trần khí đốt thông qua sàn giao dịch TTF của Hà Lan do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất trước đó.
Ông Sikela cho biết: "Chúng tôi cũng đã có một cuộc thảo luận về giới hạn giá khí đốt và cơ chế điều chỉnh trên TTF. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi về cơ chế này khá khác biệt. Vấn đề ở đây là làm thế nào để đảm bảo rằng việc giới hạn giá vẫn cho phép chúng tôi mua khí đốt trên thị trường theo nhu cầu của chúng tôi".
Theo ông Sikela, các bộ trưởng EU cũng ủng hộ rộng rãi việc áp dụng trần giá linh hoạt đối với điện và khí đốt để hạn chế nguy cơ tăng giá quá mức trong trường hợp thị trường hoảng loạn. Ngoài ra, Bộ trưởng Sikela cho biết các bộ trưởng năng lượng EU sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc họp bất thường nữa vào ngày 24/11, đồng thời nhấn mạnh EU sẽ kêu gọi "càng nhiều cuộc họp bất thường càng tốt" để thảo luận về các biện pháp mới về năng lượng khi cần thiết.
Indonesia lên kế hoạch kết nối điện tại khu vực Đông Nam Á
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết, quốc gia này đang có kế hoạch xây dựng kết nối điện ở Đông Nam Á với sự tham gia của một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Singapore, Malaysia và Brunei.
Thông tin trên được ông Hartarto công bố trong cuộc thảo luận với quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB) Mari Elka Pangestu ngày 23/10.
Trong thông báo chính thức ngày 25/10, ông Hartarto nhấn mạnh: “Việc cung ứng điện là rất quan trọng. Vì vậy, cần xây dựng các cơ sở sản xuất điện thay thế như các nhà máy điện mặt trời nổi (PLTS) trong khuôn khổ hợp tác cơ sở hạ tầng mạng lưới điện khu vực Đông Nam Á”.
Tại buổi làm việc, ông Hartarto và bà Pangestu đã thảo luận về các nỗ lực của chính phủ Indonesia và vai trò của WB trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt là quá trình chuyển đổi năng lượng. Hai bên cũng thảo luận về một số chủ đề khác, như vai trò của Indonesia trong kết nối hệ thống năng lượng ASEAN…
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 25/10/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 24/10/2022 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11