Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 24/10/2022
Tehran đạt được thỏa thuận cung cấp 40 turbine khí sản xuất trong nước cho Moscow. Ảnh minh họa: Alahednews |
Nga tìm được nhà cung cấp turbine khí đốt mới
Theo đài RT, ngày 23/10, ông Reza Noushadi - giám đốc điều hành của Công ty Phát triển và Kỹ thuật Khí đốt Iran - nói với hãng tin Shana của Bộ Dầu mỏ Iran rằng Tehran đạt được thỏa thuận cung cấp 40 turbine khí sản xuất trong nước cho Moscow.
Theo ông Noushadi, Iran hiện có khả năng sản xuất độc lập "85% thiết bị cần thiết trong ngành công nghiệp khí đốt”. Khả năng này cho phép Iran ký kết hợp đồng với Nga, ông Noushadi cho hay, song không tiết lộ thời điểm chính xác thỏa thuận được thực hiện và khi nào các turbine sẽ đến Nga.
Đầu năm nay, tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom phải giảm dần nguồn cung khí đốt sang châu Âu qua đường ống Nord Strream 1 do các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc bảo trì các turbine. Tập đoàn Gazprom cho biết vào thời điểm đó, những vấn đề nảy sinh do các lệnh trừng phạt chống Nga đã ngăn cản việc bảo trì một số thiết bị và việc cung cấp phụ tùng thay thế.
Đức xem xét tính khả thi của kế hoạch giảm giá khí đốt
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 23/10 cho biết, hiện vẫn chưa rõ liệu một đợt giảm giá khí đốt đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ đã được lên kế hoạch từ tháng 3 năm nay có thể được thực hiện hay không, do những khó khăn về kỹ thuật và pháp lý trong việc đẩy nhanh tiến độ. "Chúng tôi đang làm việc khẩn trương nhất có thể để đi đến kết luận”, ông Lindner nói.
Theo kế hoạch hiện tại, Chính phủ Đức sẽ thanh toán một lần để trang trải hóa đơn khí đốt tháng 12 cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm nay, và áp dụng cơ chế giới hạn giá khí đốt đã được đưa ra từ tháng 3. Trong khi đó, các công ty công nghiệp lớn tiêu thụ hơn 1,5 triệu kW giờ điện mỗi năm sẽ được giảm giá đối với 70% lượng khí đốt tiêu thụ hàng năm kể từ tháng 1/2023, còn 30% còn lại tùy thuộc vào giá thị trường.
Khi được hỏi liệu Chính phủ có đình chỉ việc đình chỉ nợ vào năm 2023 như năm 2022 hay không, ông Lindner nói: "Tất nhiên chúng tôi sẽ có các khoản nợ cao vào năm tới. Nhưng Đức sẽ duy trì ổn định trong dài hạn và đang xử lý tốt nguồn ngân sách, vì vậy lãi suất sẽ không tăng thêm nữa”.
Dầu Nga xuất sang Trung Quốc tăng vọt
Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 24/10 cho thấy nguồn cung dầu thô từ Nga, bao gồm dầu qua đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương và dầu vận chuyển qua đường biển từ các cảng của Nga, đạt 7,46 triệu tấn trong tháng 9. Con số này tương đương 1,82 triệu thùng 1 ngày, giảm so với 1,96 triệu thùng tháng 8 và đỉnh gần 2 triệu thùng hồi tháng 5.
So với năm ngoái, nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Nga tăng tới 22% trong tháng 9. Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang tích cực mua dầu Nga giá rẻ, khi biên lợi nhuận lọc dầu trong nước thấp.
Ngược lại, tổng dầu Trung Quốc nhập khẩu trong tháng 9 giảm 2% so với năm ngoái. Arab Saudi vẫn là nước bán dầu nhiều nhất cho Trung Quốc, với 7,53 triệu tấn, tương đương 1,83 triệu thùng. Trong 9 tháng đầu năm, Arab Saudi cũng giữ vị trí dẫn đầu, với 65,84 triệu tấn, giảm 1% so với năm ngoái. Con số này của Nga lại tăng gần 9%, lên 64,26 triệu tấn, xếp thứ hai.
Iran thúc đẩy xuất khẩu khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ
Hãng thông tấn Tasnim ngày 23/10 dẫn lời một quan chức Iran tiết lộ kế hoạch mới của nước này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt ổn định và thúc đẩy xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 6 tháng tới.
Trưởng phòng Điều phối Công ty Khí đốt Quốc gia Iran (NIGC) Mohammadreza Julaee đã đưa ra tuyên bố này sau cuộc gặp các đại diện của Tổng công ty đường ống dầu khí BOTAS của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời thông báo các quyết định mới nhằm tăng cường xuất khẩu khí đốt của Iran sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo các thỏa thuận được ký kết, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phối hợp trong các kế hoạch liên quan tới hoạt động kỹ thuật và vận hành đường ống khí đốt, bao gồm một loạt dự án như sửa chữa và bảo trì đường ống, bảo trì hệ thống ca-tốt, cải tạo một trạm nén khí ở cửa khẩu Bazargan.
Châu Âu đối mặt tác động dài hạn từ khủng hoảng năng lượng
Giám đốc điều hành công ty dầu khí đa quốc gia Shell (Anh) Ben Van Beurden ngày 23/10 cảnh báo châu Âu sẽ bị thiệt hại dài hạn do khủng hoảng năng lượng có nguy cơ gây bất ổn về chính trị. Theo ông Van Beurden, ngành công nghiệp châu Âu phải đối mặt với tác động lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng và tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn những ảnh hưởng từ những diễn biến căng thẳng ở Ukraine.
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Shell đã nhất trí mua 9,3% cổ phần trong dự án Nam North Field của QatarEnergy - một công ty xăng dầu quốc gia của Qatar. Dự án này được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng, giúp Qatar tăng sản lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thêm 50%, lên khoảng 127 triệu tấn/năm trong 5 năm tới.
Châu Âu đã giảm mức tiêu thụ "khá hiệu quả, khá đáng kể" sau khi mất đi 120 triệu tấn khí đốt mỗi năm từ Nga, nhưng việc giảm này "đa phần đạt được nhờ chuyển đổi ngành công nghiệp". Châu Âu đã ráo riết tìm kiếm các nguồn thay thế khí đốt của Nga, nhưng ông Van Beurden cho rằng lục địa này sẽ vẫn cần một lượng lớn LNG trong nhiều thập niên tới.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 23/10/2022 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 22/10/2022 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 26/10: Nợ nước ngoài của Chính phủ giảm nhanh
-
Thiếu hụt khung pháp lý - Rào cản giảm tốc hình thành thị trường carbon
-
Online Friday 2024: Lan tỏa giá trị hàng Việt Nam trên nền tảng số
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 21/10 - 26/10
-
Giá vàng hôm nay (26/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh