Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 25/3/2023
Công ty dữ liệu dầu mỏ Kpler cho rằng tăng trưởng dầu Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc từ năm 2026. Ảnh minh họa: ft |
Đóng điện Trạm biến áp 220 kV Yên Thủy và đấu nối
Vào lúc 4h35 phút ngày 25/3, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện máy biến áp AT1 dự án Trạm biến áp 220kV Yên Thủy và đấu nối.
Dự án được xây dựng tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình có tổng mức đầu tư 217 tỷ đồng với quy mô chính gồm: Xây dựng mới trạm biến áp 220kV với công suất 2x125 MVA, giai đoạn này lắp 1 máy biến áp 220 kV công suất 125 MVA (AT1)...
Việc đóng điện dự án này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cấp cung cấp điện phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng cho các huyện khu vực phía Nam của tỉnh Hòa Bình và khu vực lân cận trước mùa nắng nóng năm 2023. Đồng thời tạo ra mối liên kết mạnh giữa các khu vực trong hệ thống điện, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện quốc gia…
Tăng trưởng nhu cầu dầu của Ấn Độ sắp vượt Trung Quốc
Parsley Ong, Giám đốc bộ phận nghiên cứu năng lượng và hóa chất châu Á tại ngân hàng JPMorgan Chase, nói: “Trong thời gian ngắn, Ấn Độ chắc chắn sẽ vượt Trung Quốc để trở thành động lực tăng trưởng nhu cầu toàn cầu, chủ yếu là nhờ các yếu tố nhân khẩu học như dân số tăng”.
China National Petroleum (CNPC) gần đây dự báo mức tiêu thụ dầu của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2030. Ed Morse, Giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa của ngân hàng Citigroup nhận định đà phục hồi của Trung Quốc sau nhiều năm áp đặt biện pháp kiểm soát Covid-19 có thể sẽ là “cú hích cuối cùng” của nước này về nhu cầu dầu.
Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu của Công ty dữ liệu dầu mỏ Kpler, cho rằng tăng trưởng dầu Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc từ năm 2026. Ông cũng dự đoán nhu cầu dầu của Ấn Độ đạt đỉnh vào cuối năm 2036. Emma Richards, nhà phân tích cấp cao của Fitch Solutions nhận định trong thập niên tới, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng tăng trưởng nhu cầu dầu của các thị trường mới nổi sẽ giảm xuống còn 15%, từ mức gần 50% hiện nay, trong khi tỷ trọng của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi lên 24%.
Tây Ban Nha kêu gọi các nhà nhập khẩu không ký hợp đồng khí đốt với Nga
Gần đây, Chính phủ Tây Ban Nha gửi thư tới các công ty nhập khẩu LNG rằng không đăng ký mua các đơn hàng mới từ Nga. Trong khi đó, yêu cầu của quốc gia này không mang tính ràng buộc vì không có biện pháp trừng phạt nào và chỉ đề cập đến việc ký kết các hợp đồng mới.
Các công ty được Phó Thủ tướng Teresa Ribera, người phụ trách chính sách năng lượng của Tây Ban Nha gửi thư bao gồm: Naturgy Energy Group SA, Repsol SA, TotalEnergies SE, Axpo Holding AG, Pavilion Energy, Enagás SA, Met Energy, Enet Energy, Energias de Portugal SA, Companĩá Espanõla de Petroleos SA và BP Gas & Power Iberia.
Bức thư này đưa ra lời kêu gọi chung là “tăng cường đa dạng hóa nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng và loại bỏ những nguồn cung cấp từ Nga”. Theo người phát ngôn của Bộ Năng lượng Tây Ban Nha, các nhà nhập khẩu LNG của quốc gia này là Axpo, Repsol và Enagás đã trả lời thông báo nói rằng họ không mua LNG từ Nga.
IAEA xác nhận tìm thấy hầu hết lượng uranium thất lạc ở Libya
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ngày 24/3 ra tuyên bố cho hay, đã tìm thấy hầu hết trong số khoảng 2,5 tấn tinh quặng uranium tự nhiên (UOC), vốn bị cho là mất tích tại một cơ sở hạt nhân ở Libya.
Sau tuyên bố của các lực lượng miền Đông Libya hồi tuần trước rằng họ đã tìm thấy các thùng UOC ở khu vực gần nhà kho mà chúng được đưa về từ miền Nam Libya, IAEA khẳng định, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra và phát hiện chỉ “một lượng UOC tương đối nhỏ còn thiếu”.
Thông báo của IAEA nêu rõ, các thanh sát viên của cơ quan phát hiện các thùng chứa UOC đã "được đưa trở lại và đặt ở nơi rất gần với địa điểm được công bố". Các thanh sát viên đã "xác nhận những thùng này chứa UOC và chứng kiến chúng được di chuyển về lại địa điểm được công bố để lưu kho”.
Đức căng thẳng về năng lượng
Ông Klaus Müller, người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức, hôm 24/3 cho biết, cuộc khủng hoảng điện ở nước này chưa kết thúc. Theo ông, phần lớn kết quả phụ thuộc vào việc liệu mùa đông tới có lạnh hơn mùa đông trước hay không và kêu gọi các doanh nghiệp, hộ gia đình nỗ lực cắt giảm tiêu thụ khí đốt hơn nữa.
Mùa đông năm 2023-2024 cũng sẽ là mùa đông đầu tiên nước Đức phải trải qua mà hoàn toàn không có bất kỳ lượng khí đốt nào được cung cấp từ Nga, trong khi nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu dự kiến sẽ không tăng đáng kể trong năm nay hoặc năm tới.
Sự phục hồi của Trung Quốc cũng có thể dẫn đến nhu cầu khí đốt cao hơn, ảnh hưởng đến giá. Ngành công nghiệp Đức đã sử dụng khí đốt ít hơn 20% vào mùa đông vừa qua nhưng cần phải cắt giảm hơn nữa.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 23/3/2023 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 24/3/2023 |
H.T (t/h)
-
Tin tức kinh tế ngày 16/11: Thu ngân sách gần “về đích”
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu