Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 11/2/2023
Brunei là một quốc gia giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ. Ảnh: Stockyard Photos |
Việt Nam đề nghị Brunei thúc đẩy hợp tác năng lượng, dầu khí
Chiều 11/2, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Brunei Darussalam, tại Trung tâm Năng lượng Brunei, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự tọa đàm với các doanh nghiệp năng lượng và dầu khí của Brunei.
Thủ tướng nhận định Brunei và Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội cần được khai thác dựa trên thế mạnh mỗi nước hướng tới tăng cường tính bổ trợ giữa hai nền kinh tế, đem lại lợi ích thiết thực cho hai bên, trong đó năng lượng và dầu khí là những lĩnh vực “chủ lực”.
Về năng lượng, Thủ tướng cho biết ông đã hội đàm với Quốc vương Brunei đề nghị cụ thể về cơ chế ưu tiên thúc đẩy hợp tác dầu khí, trong đó tạo điều kiện cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tiếp tục tham gia cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí và dịch vụ khoan tại Brunei và giới thiệu các dự án thăm dò dầu khí tại Brunei cho Petrovietnam; gia hạn hợp đồng mua dầu thô của Brunei cho năm 2023 và các năm sau đó.
IEA triệu tập họp khẩn để tham vấn về nguồn cung khí đốt tự nhiên
Ngày 10/2, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã triệu tập một cuộc họp đặc biệt giữa các bộ trưởng năng lượng để tham vấn khẩn cấp về nguồn cung khí đốt tự nhiên. Cuộc họp dự kiến được tổ chức vào ngày 15/2 tới theo hình thức trực tuyến, là cuộc họp cấp bộ trưởng IEA đặc biệt đầu tiên trong lịch sử gần đây.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: "Cuộc khủng hoảng năng lượng vẫn chưa kết thúc và các nước cần phải hành động nhiều hơn nữa, đặc biệt là để sẵn sàng cho mùa đông tới". "Chúng tôi triệu tập hội nghị bộ trưởng này vì các thành viên của chúng tôi và các đối tác khác cần tiếp tục thể hiện sự đoàn kết với nhau và thực hiện các bước cụ thể để đảm bảo an ninh nguồn cung", ông Birol nhấn mạnh.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine và việc cắt giảm nguồn cung khí đốt sau đó, khi các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, đã khiến giá năng lượng tăng vọt. Ngay cả khi các quốc gia châu Âu chuyển sang vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), chi phí năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao.
Nhiều chủ tàu chở dầu muốn “phục vụ lợi ích của Moskva”
Theo Bloomberg, từ khi lệnh trừng phạt của châu Âu đối với việc nhập khẩu các nguồn năng lượng của Nga chính thức có hiệu lực vào ngày 5/2, nhiều chủ tàu chở dầu muốn "phục vụ lợi ích của Moskva" hơn là tuân thủ lệnh của Liên minh châu Âu (EU).
Chuyên gia Lars Bastian Ostereng, nhà phân tích tại Arctic Securities cho biết: “Các nguồn năng lượng của Nga tiếp tục được cung cấp với khối lượng bình thường và tốc độ gần như tương đương, nhưng cần rất nhiều tàu... Nhu cầu khá tốt, các yếu tố cơ bản đều mạnh mẽ”.
Bloomberg cho biết, khoảng 600 tàu chở dầu đã gia nhập "hạm đội bóng tối" giúp Nga đảm bảo nguồn cung dầu bằng đường biển. Điều này lại làm giảm số lượng tàu phục vụ các nhà xuất khẩu dầu mỏ khác và tăng chi phí vận chuyển hàng hóa.
Nga sẽ cắt giảm sản lượng 500.000 thùng dầu/ngày vào tháng 3
Ngày 10/2, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, nước này sẽ cắt giảm 5% sản lượng dầu, tương đương 500.000 thùng/ngày, trong tháng 3 tới để đáp trả cơ chế áp giá trần của phương Tây đối với dầu của Nga.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính sản lượng dầu của Nga đã giảm còn 9,77 triệu thùng/ngày trong tháng 12. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói rằng việc cắt giảm sẽ “giúp khôi phục các mối quan hệ thị trường”.
Ông lưu ý rằng việc cắt giảm không áp dụng cho khí ngưng tụ và sẽ được tính toán từ mức sản lượng thực tế chứ không phải từ hạn ngạch của Nga theo thỏa thuận sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+). Quyết định này không được đưa ra với sự tham vấn của liên minh OPEC+.
Ai Cập thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khí đốt
Ngày 10/2, Bộ trưởng Dầu mỏ và Tài nguyên khoáng sản Ai Cập Tarek el Molla cho biết các công ty nước ngoài sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào lĩnh vực khí đốt ở nước này trong tài khóa 2023-2024, do tin tưởng vào môi trường thu hút đầu tư của Ai Cập. Cũng theo Bộ trưởng Molla, Ai Cập cần mở rộng cung cấp các dịch vụ khí đốt tự nhiên trên toàn quốc.
Hiện doanh thu xuất khẩu khí đốt của Ai Cập đã tăng gấp 8 lần kể từ năm 2014. Đất nước “kim tự tháp” đặt mục tiêu sẽ trở thành một nhà cung cấp khí đốt lớn cho châu Âu, đặc biệt sau khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá nhiều mặt hàng năng lượng tăng cao trong khi nguồn cung khan hiếm.
Bên cạnh Damietta, đơn vị xuất khẩu LNG hàng đầu của Ai Cập, nước này cũng có nhiều công ty khí đốt lớn khác. Gần đây, Ai Cập cũng thông báo đã phát hiện các mỏ khí quan trọng tại khu vực nhượng quyền ngoài khơi Nargis ở Đông Địa Trung Hải, gần thành phố Al-Arish của tỉnh Bắc Sinai.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 9/2/2023 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 10/2/2023 |
H.T (t/h)
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VI)
-
Tin tức kinh tế ngày 19/10: Hơn 140 vụ điều tra chống bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam
-
Lỗ hổng trong quy trình quản lý tài sản gửi của khách hàng
-
Giá vàng hôm nay (19/10): Thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thúc đẩy tiến độ các dự án lưới điện cho Nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4