Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 9/2/2023

20:13 | 09/02/2023

842 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Châu Á sẽ sử dụng 1/2 sản lượng điện trên thế giới vào năm 2025; Bộ trưởng Tài chính Mỹ ủng hộ ý tưởng của EU về trợ cấp xanh; 5 đại gia dầu mỏ lãi gần 200 tỷ USD năm 2022… là những tin tức nổi bật về thị trường năng lượng ngày 9/2/2023.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 9/2/2023
IEA dự báo nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu sẽ tăng từ 1/4 vào năm 2015 lên 1/3 vào giữa thập niên này. Ảnh: DBTT

Châu Á sẽ sử dụng 1/2 sản lượng điện trên thế giới vào năm 2025

Một dự báo mới do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố ngày 8/2 cho biết châu Á sẽ sử dụng 1/2 sản lượng điện của thế giới vào năm 2025.

Theo IEA, dự báo nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu sẽ tăng từ 1/4 vào năm 2015 lên 1/3 vào giữa thập niên này. Hầu hết nhu cầu sử dụng điện của châu Á sẽ là ở Trung Quốc - quốc gia có 1,4 tỷ người. Ngược lại, châu Phi - nơi sinh sống của khoảng 1/5 trong gần 8 tỷ dân trên thế giới - sẽ chỉ sử dụng khoảng 3% mức tiêu thụ điện toàn cầu vào năm 2025.

Báo cáo dài 134 trang cũng cảnh báo nguồn cung và cầu điện đang ngày càng phụ thuộc vào thời tiết, điều các nhà hoạch định chính sách phải tìm hướng giải quyết.

Nga cảnh báo về hậu quả của việc cấm vận các sản phẩm dầu mỏ

Hãng tin TASS dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho hay, lệnh cấm vận của châu Âu đối với việc cung cấp các sản phẩm dầu mỏ của Nga có thể dẫn đến sự mất cân bằng, thiếu hụt nguồn cung trên thị trường thế giới và giá cả tăng cao.

Phát biểu của Phó Thủ tướng Nga được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 7/2 đã công bố chi tiết về quyết định đưa ra mức trần giá đối với các sản phẩm dầu từ Nga, trong đó nêu rõ các trường hợp không áp dụng mức giá trần.

Đó là các sản phẩm dầu được sản xuất từ dầu của Nga bên ngoài lãnh thổ Nga, cũng như hỗn hợp nhiên liệu của Nga với các sản phẩm dầu từ các nước khác, nếu chúng được trộn lẫn trên lãnh thổ của các nước thứ ba.

"Với quyết định này, họ một lần nữa cho thấy rằng người tiêu dùng châu Âu sẽ không thể thiếu các sản phẩm dầu mỏ của Nga, bởi vì chúng tôi chiếm thị phần lớn trên thị trường của họ, và nếu không có các sản phẩm dầu mỏ của chúng tôi thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt lớn và tăng giá”, Phó Thủ tướng Nga nhận định.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ ủng hộ ý tưởng của EU về trợ cấp xanh

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã ủng hộ ý tưởng của Liên minh châu Âu (EU) về trợ cấp xanh nhằm bù đắp cho những thiệt hại mà khối này lo ngại do những tác động của Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Mỹ.

Phát biểu với báo giới ngày 8/2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nêu rõ: "Nếu châu Âu hành động để đưa ra các khoản trợ cấp tương tự như chính sách của chúng tôi thì đây là chính sách khí hậu tốt. Chúng tôi sẽ hợp tác với họ".

Bà Yellen cho biết Mỹ và EU chia sẻ nhiều mục tiêu giống nhau và cả hai bên đều muốn đảm bảo có đủ nguồn cung cấp tất cả những sản phẩm quan trọng đối với năng lượng sạch, như pin, tấm pin mặt trời, turbine gió. Bộ trưởng Yellen nhấn mạnh có đủ hoạt động kinh doanh để tất cả các bên được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

5 đại gia dầu mỏ lãi gần 200 tỷ USD năm 2022

Ngày 8/2, đại gia dầu mỏ TotalEnergies (Pháp) công bố lợi nhuận cả năm 2022 đạt 36,2 tỷ USD - gấp đôi năm trước đó. Nguyên nhân là giá nhiên liệu hóa thạch tăng vọt sau xung đột Nga - Ukraine.

Đến nay, cả 5 đại gia dầu mỏ gồm cả Exxon Mobil, Chevron, BP, Shell và TotalEnergies đều công bố lợi nhuận kỷ lục. Tổng cộng, 5 hãng dầu lớn nhất phương Tây đạt lợi nhuận 196,3 tỷ USD. Con số này thậm chí cao hơn GDP của nhiều nước. Các doanh nghiệp đã sử dụng số tiền này để tăng cổ tức và mua cổ phiếu quỹ.

Dù vậy, các số liệu này lại làm dấy lên lời kêu gọi áp thuế mạnh tay hơn. Lãnh đạo các hãng dầu đã lên tiếng bảo vệ lợi nhuận trước làn sóng chỉ trích. Họ cho rằng an ninh năng lượng là điều quan trọng trong bối cảnh chuyển dịch sang năng lượng tái tạo. Việc tăng thuế cũng có thể cản trở đầu tư.

Mỹ phủ nhận đứng sau vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc

Mỹ đã phủ nhận thông tin của nhà báo điều tra kỳ cựu Seymour Hersh cho rằng Washington đứng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc từ Nga sang châu Âu hồi tháng 9 năm ngoái.

Trước đó, nhà báo điều tra Mỹ Seymour Hersh đăng trên blog cá nhân thông tin cho rằng các thợ lặn thuộc lực lượng Hải quân Mỹ với sự giúp đỡ của Na Uy đã cài chất nổ trên các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc chạy dưới Biển Baltic giữa Nga và Đức vào tháng 6/2022. Các vụ nổ xảy ra sau đó 3 tháng đã làm hư hại hệ thống đường ống dẫn này.

Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson tuyên bố thông tin trên của nhà báo Hersh là "hoàn toàn hư cấu". Trong một động thái tương tự, người phát ngôn của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) gọi những thông tin này là "hoàn toàn sai sự thật". Bộ Ngoại giao Na Uy cũng bác bỏ các thông tin của nhà báo Hersh.

Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 7/2/2023Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 7/2/2023
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 8/2/2023Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 8/2/2023

H.T (t/h)