Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhìn lại phong trào lật đổ tổng thống ở Sudan

13:50 | 12/04/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dưới sức ép của đường phố, ngày 11/4, quân đội Sudan tuyên bố phế truất và bắt tạm giam Tổng thống Omar al-Bashir, cầm quyền từ 30 năm qua.

Hàng ngàn người biểu tình bị bắt giữ và 49 người thiệt mạng. Tại Sudan, phong trào phản kháng bắt đầu từ bốn tháng trước, được phát động bởi Hiệp hội Nghề nghiệp Sudan sau khi giá bánh mì tăng gấp 3 lần. Phong trào nhanh chóng phát triển thành một cuộc biểu tình chống lại chính quyền Tổng thống Omar al-Bashir, nắm quyền trong 30 năm qua.

nhin lai phong trao lat do tong thong o sudan
Người biểu tình Sudan ăn mừng sau khi Tổng thống Al-Bashir bị phế truất

Tháng 12/2018: Giá bánh mì tăng

Ngày 19 tháng 12 năm 2018, sau khi chính phủ Sudan quyết định tăng gấp ba lần giá bánh mì, vốn đã bị thiếu hụt từ đầu tháng, hàng trăm người Sudan đang xuống đường để phản đối và đốt lửa trước trụ sở đảng National Congress cầm quyền.

Đồng thời, lãnh đạo phe đối lập Sadeq al-Mahdi, cựu thủ tướng bị lật đổ bởi cuộc đảo chính của ông Omar al-Bashir vào tháng 6/1989, trở về Sudan sau một năm lưu vong.

Vào ngày 20/12, người dân tiếp tục xuống đường biểu tình và hô vang "tự do, tự do". Tám người trong số họ bị giết trong các cuộc đụng độ với cảnh sát.

Làn sóng biểu tình đã không chùn bước và các cuộc biểu tình mới đã nổ ra vào ngày 21/12 tại thủ đô Khartoum và thành phố lân cận Omdurman.

Chỉ ba ngày sau, vào ngày 24/12, Tổng thống al-Bashir đã có phản ứng đầu tiên, trong đó ông hứa sẽ "cải cách thực sự".

Trước tình hình bạo lực leo thang ở Sudan, Anh, Hoa Kỳ, Na Uy và Canada kêu gọi Khartoum "không đàn áp người biểu tình". Đối với Tổng thống al-Bashir, những người biểu tình là những kẻ "phản bội, đặc vụ, lính đánh thuê", những kẻ "phá hoại các thể chế của nhà nước".

Tháng 1/2019: Al-Bashir không lùi bước

Từ ngày 1/1/2019, hai mươi tổ chức chính trị ở Sudan kêu gọi một sự thay đổi chế độ.

Sau giá bánh mì giờ đến giá thuốc tăng. Lần này, ông Omar al-Bashir quyết định sa thải Bộ trưởng Y tế.

Người biểu tình không lùi bước, và bất chấp các lời kêu gọi từ Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Na Uy và Canada, cảnh sát chống bạo động bắn đạn thật vào một bệnh viện ở Omdurman vào ngày 9/1, nơi những người biểu tình bị thương đang được điều trị tại đó, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế. Vài ngày sau, các cuộc biểu tình đã lan đến Darfur, một khu vực thuộc miền tây Sudan.

Một tuần sau, trong một cuộc tuần hành mới đến dinh tổng thống, nhiều người biểu tình đã bị bắt giữ.

Tháng 2/2019: Tình trạng khẩn cấp

Ngày 22/2, Tổng thống Al-Bashir ký lện ban bố tình trạng khẩn cấp, đồng thời đưa ra một cuộc càn quét mới trong hàng ngũ của mình, giải tán chính phủ. Thủ tướng mới, Mohamed Taher Ela, tuyên thệ hai ngày sau đó, trong khi những người biểu tình vẫn yêu cầu Tổng thống al-Bashir phải từ chức.

Ngày 1/3, ông al-Bashir trao quyền chủ tịch đảng National Congress cho Ahmed Haroun. Trên đường phố, các cuộc biểu tình mặc dù đã dịu xuống vì tình trạng khẩn cấp và nhiều vụ bắt giữ, nhưng vẫn tiếp tục ở Khartoum và Omdurman.

Tháng 4/2019: Cuộc tổng động viên mới

Làn sóng biểu tình tăng mạnh từ ngày 6/4. Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu phong trào, người biểu tình đã tụ tập trước trụ sở của quân đội ở Khartoum. Các vụ bắt giữ lại tiếp tục: 2.496 người biểu tình bị bắt trong một ngày. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Sudan nói rằng quân đội sẽ không để đất nước "chìm trong hỗn loạn", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres kêu gọi tất cả các bên tránh bạo lực.

Các cuộc biểu tình tiếp tục với cùng một yêu cầu, sự ra đi của Tổng thống Al-Bashir. Để làm được điều đó, những người biểu tình yêu cầu mở các cuộc đàm phán với quân đội để thành lập một "chính phủ chuyển tiếp".

"Chuyển giao quyền lực một cách hòa bình"

Ngày 9/4, lực lượng an ninh dùng lựu đạn cay để cố gắng giải tán hàng ngàn người biểu tình tụ tập trong ngày thứ tư liên tiếp trước trụ sở của quân đội. Mười một người, trong đó có sáu thành viên Lực lượng an ninh, bị giết trong các cuộc biểu tình ở Khartoum. Để ngăn chặn khủng hoảng, cảnh sát sau đó kêu gọi "chuyển giao quyền lực một cách hòa bình".

Thứ Năm, ngày 11/4

Khi những người biểu tình tụ tập ngày thứ sáu liên tiếp trước trụ sở quân đội, quân đội Sudan hứa sẽ sớm có "một tuyên bố quan trọng".

Kênh truyền hình quốc gia đã ngưng phát sóng các chương trình của họ để phát các bài hát yêu nước trên nền một biểu ngữ: Lực lượng vũ trang sắp có một thông báo quan trọng.

Ít phút sau, Bộ trưởng Quốc phòng Sudan Awad Ibnouf xuất hiện trên truyền hình và tuyên bố: “Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng, tôi tuyên bố chế độ đã bị lật đổ và người đứng đầu chế độ đang bị giam ở một nơi an toàn”.

Ông Ibnouf cho biết Hội đồng Quân sự sẽ thay tổng thống điều hành đất nước trong hai năm và hiến pháp năm 2005 của Sudan đã bị "đình chỉ". "Chúng tôi thông báo tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong ba tháng. Chúng tôi cũng đã ra lệnh đóng cửa biên giới và không phận của đất nước cho đến khi có thông báo mới", ông Ibnouf nói thêm”.

Lúc này, trước trụ sở quân đội ở Khartoum, nơi cuộc biểu tình được tổ chức trong 6 ngày để yêu cầu Tổng thống Al-Bashir từ chức, người biểu tình hô vang: "Ông ấy đã ngã ngựa, chúng ta đã thắng!" ngay cả khi đất nước vẫn chưa có lối thoát cho cuộc khủng hoảng sau khi ông Al-Bashir bị phế truất.

nhin lai phong trao lat do tong thong o sudanMùa xuân Arập hồi sinh tại Sudan và Algeria?
nhin lai phong trao lat do tong thong o sudanQuân đội Sudan đảo chính, Tổng thống cầm quyền 30 năm bị phế truất
nhin lai phong trao lat do tong thong o sudanToàn cảnh cuộc khủng hoảng ở Sudan

Nh.Thạch

AFP