Nhiều nước phản đối tuyên bố của Tổng thống Mỹ về Cao nguyên Golan
Tổng thống Trump cùng bản ký kết tuyên bố công nhận Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền Israel |
Động thái này của ông Donald Trump đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ về vấn đề Cao nguyên Golan.
Thực tế, Israel giành quyền kiểm soát Cao nguyên Golan từ Syria trong cuộc chiến tranh năm 1967. Sau đó, đến năm 1981, Israel đã sáp nhập cao nguyên này vào lãnh thổ của mình nhưng không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Hiện có khoảng 27.000 người Syria đang sống trên Cao nguyên Golan.
Được biết, Syria đã ngay lập tức phản ứng về tuyên bố của Tổng thống Donald Trump. Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad gọi đây là “cuộc tấn công trắng trợn” vào chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Trong khi đó, người phát ngôn của Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric cho biết, Tổng thư ký Antonio Guterres đã nói rõ tình trạng của Golan là không có gì thay đổi.
Ông Dujarric nói: “Chính sách của LHQ về Cao nguyên Golan được thể hiện trong những nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an và chính sách đó không hề thay đổi”.
Bên cạnh đó, tuyên bố của Tổng thống Mỹ cũng hứng chịu sự phản đối từ các thành viên Liên minh châu Âu, Liên đoàn Ả Rập và nhiều quốc gia khác.
Mai Lâm
REU
-
Kỳ VI: Trật tự thế giới đơn cực sụp đổ là tất yếu
-
Kỳ IV: Ông Joe Biden có thể đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh lớn
-
Kỳ II: Tổng thống Franklin Roosevelt - nhân vật trung tâm trong các sự kiện có ý nghĩa thời đại
-
Kỳ I: Tổng thống Woodrow Wilson và sự sắp đặt bởi “nhà nước ngầm”
-
Dấu ấn những lần thăm Việt Nam của các Tổng thống Mỹ
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
-
Thủ tướng đề nghị 4 tập đoàn hàng đầu của UAE đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược của Việt Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
-
Bổ sung chính sách thu hút nhà đầu tư khảo sát dự án điện gió ngoài khơi
-
Bay chặn, ép hạ cánh với tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam