Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Về sứ mệnh lịch sử của 3 Tổng thống Mỹ đều là người Đảng Dân chủ

Kỳ I: Tổng thống Woodrow Wilson và sự sắp đặt bởi “nhà nước ngầm”

22:04 | 19/02/2024

2,763 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên đến kỳ lạ trong lịch sử chính trị Mỹ là 3 tổng thống đều là người của Đảng Dân chủ lên cầm quyền vào những thời điểm có ý nghĩa định mệnh không chỉ đối với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, mà còn đối với lịch sử toàn thế giới. Đó là Tổng thống Woodrow Wilson đắc cử trong cuộc bầu cử năm 1912, Tổng thống Franklin Roosevelt trong cuộc bầu cử 1920 và Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020.

Về sứ mệnh lịch sử của 3 Tổng thống Mỹ đều là người Đảng Dân chủ - Kỳ I: Tổng thống Woodrow Wilson và sự sắp đặt bởi “nhà nước ngầm”
Lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Woodrow Wilson tại Thủ đô Washington, Mỹ, ngày 4-3-1913_Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson lên cầm quyền vào thời điểm Washington bắt đầu bước vào giai đoạn xúc tiến triển khai chiến lược bành trướng ra khắp toàn cầu. Kể từ khi giành được nền độc lập vào năm 1776, giới cầm quyền Mỹ luôn theo đuổi mục tiêu đầy tham vọng là giành quyền kiểm soát thế giới. “Cuộc thập tự chinh” này diễn ra trong 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 là thời kỳ Mỹ mở rộng lãnh thổ và chuẩn bị xác lập quyền bá chủ thế giới, khởi đầu từ cuộc chiến tranh với Mexico (1846 - 1848) đến cuộc chiến với Tây Ban Nha (năm 1898). Trong cuộc chiến với Mexico, Mỹ giành thắng lợi và ký kết Hiệp ước Guadalupe Hidalgo. Theo Hiệp ước này, Mexico phải trao cho Mỹ vùng Rio Grande giáp ranh với bang Texas, bang California, một nửa bang New Mexico, hầu hết lãnh thổ các bang Arizona, Nevada, Utah và Colorado.

Người Mexico từng định cư ở những khu vực vừa bị Mỹ thôn tính có quyền chuyển đến các vũng lãnh thổ mới của Mexico đã bị thu hẹp hoặc nhận quốc tịch Mỹ với đầy đủ các quyền dân sự. Trong cuộc chiến với Tây Ban Nha, Mỹ giành chiến thắng và ký kết Hiệp định Paris, theo đó Tây Ban Nha chấp nhận trao cho Mỹ quyền kiểm soát lãnh thổ Cuba, Philippines, Puerto Rico và Guam. Sau cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha, Mỹ bắt đầu mở rộng sang Đông Á. Giai đoạn 2 từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới tư bản. Giai đoạn 3 diễn ra trong thời kỳ Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô với kết cục Mỹ là bên giành chiến thắng. Trong giai đoạn 4, Mỹ củng cố quyền bá chủ thế giới trong trật tự thế giới đơn cực sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Trong lịch sử hơn 240 năm, chỉ có 20 năm nước Mỹ không tham chiến trong các cuộc chiến tranh khu vực và toàn cầu.

Ứng cử viên của Đảng Dân chủ Woodrow Wilson đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi năm 1912. Sau cuộc bầu cử này, Đảng Dân chủ không chỉ kiểm soát Nhà Trắng mà cả Hạ viện và Thượng viện. Có nhiều bằng chứng cho thấy cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1912 vi phạm nghiêm trọng các thủ tục bầu cử được quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Giới phân tích chính trị nhận định rằng, chiến thắng của ứng cử viên Woodrow Wilson là kết quả của “cuộc đảo chính mềm” do các thế lực trong “nhà nước ngầm” (“Deep State”) tiến hành để thực hiện mục tiêu chiến lược đưa nước Mỹ giành quyền bá chủ thế giới. Vì thế, kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1912 có tác động vô cùng sâu sắc tới nền chính trị Mỹ cũng như thế giới trong suốt thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.

Về sứ mệnh lịch sử của 3 Tổng thống Mỹ đều là người Đảng Dân chủ - Kỳ I: Tổng thống Woodrow Wilson và sự sắp đặt bởi “nhà nước ngầm”
Tranh vẽ Tổng thống Woodrow Wilson ký sắc lệnh thành lập Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, ngày 23-12-1913_Ảnh: T

Quyết định đầu tiên của và quan trọng nhất của “nhà nước ngầm” là trình Tổng thống Woodrow Wilson ký sắc lệnh thành lập Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào ngày 23-12-1913. FED là một tổ chức tư nhân của các nhà tài phiệt Mỹ, nhưng lại đóng vai trò của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Theo nguyên tắc “ai cấp tiền, người đó có quyền chi phối”, 3 nhánh quyền lực của nước Mỹ là lập pháp, hành pháp và tư pháp đều phụ thuộc vào quyền lực vô song của FED. Kể từ đây, chủ quyền của nước Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào FED. Theo đó, mọi quyết định chính sách đối nội và đối ngoại của Washington đều phụ thuộc vào toan tính chiến lược của các tập đoàn tài phiệt Mỹ nắm quyền kiểm soát FED.

Kể từ ngày 23-12-1913, chiến lược toàn cầu của Mỹ dựa trên 2 cơ sở then chốt là FED và học thuyết địa - chính trị của Halford Mackinder công bố năm 1904. FED có chức năng “độc nhất vô nhị” là in và phát hành đồng USD cho cả thế giới. Ẩn dấu đằng sau quyết định thành lập FED là toan tính của các tập đoàn tài phiệt Mỹ xây dựng một kiểu “nhà nước toàn cầu” sử dụng một đồng tiền duy nhất là USD.

Ý tưởng xây dựng nhà nước toàn cầu không phải là phát minh mới của các tập đoàn tài phiệt Mỹ mà đã từng tồn tại trong khái niệm “bá chủ thiên hạ” của các đế chế Trung Hoa hoặc La Mã.

Sau khi thành lập FED, mục tiêu ban đầu của các tập đoàn tài phiệt Mỹ là giành ưu thế trước các tập đoàn tài phiệt lâu đời ở châu Âu. Mỹ đã đạt được mục tiêu này trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến tranh thế giới thứ nhất được các thế lực của “nhà nước ngầm” châm ngòi bằng cách sử dụng các phần tử dân tộc cực đoan người Serbia tiến hành vụ ám sát Thái tử nước Áo Franz Ferdinand tại Sarajevo ngày 28-6-1914 để kích động đế quốc Áo - Hung gây chiến với Serbia, sau đó lôi kéo các nước châu Âu khác vào tham chiến và leo thang thành đại chiến thế giới. Mục tiêu của “nhà nước ngầm” khi châm ngòi cho cuộc đại chiến này là tái cấu trúc toàn bộ hệ thống chính trị ở châu Âu nhằm nâng cao vượt bậc khả năng khai thác tài nguyên và thị trường của các nước, đồng thời làm giàu cho nước Mỹ.

Để đạt được mục tiêu này, thông qua chiến tranh, “nhà nước ngầm” làm suy yếu các cường quốc mới nổi ở châu Âu gồm Đức, Nga, Áo, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời làm sụp đổ các thể chế chính trị quân chủ để xây dựng thể chế cộng hòa. Năm 1910, nhà khoa học chính trị người Nga N. N. Beklemishev trong chuyên khảo “Đế chế vô hình” đã từng đề cập đến mục tiêu chiến lược này của “nhà nước ngầm”. Nếu vào thời điểm năm 1914 chỉ có 2 nước theo chế độ cộng hòa ở châu Âu là Pháp và Thụy Sĩ, thì sau chiến tranh đã có khoảng 20 quốc gia theo chế độ cộng hòa, còn tất cả các đế chế quân chủ ở châu Âu đều sụp đổ. Về mục tiêu làm giàu cho nước Mỹ, nếu năm 1913 Mỹ là quốc gia nợ nước ngoài, thì sau chiến tranh Mỹ trở thành chủ nợ lớn nhất của các cường quốc tư bản ở châu Âu.

Từ ngày 1-8-1914 đến ngày 1-1-1917, Mỹ cung cấp các khoản vay trị giá 1,9 tỷ USD cho các cường quốc tham chiến. Tháng 4-1915, Thomas Lamont - một trong những chủ sở hữu của đế chế tài chính Mỹ Morgan - trong bài trả lời phỏng vấn của báo giới đã lưu ý rằng Mỹ cần giúp đỡ các nước châu Âu nhiều nhất có thể, vì đó là cơ hội lịch sử để xóa được các khoản nợ trước chiến tranh với Anh và Pháp. Đến khi kết thúc chiến tranh, các nước châu Âu đã phải nợ Mỹ hơn 10 tỷ USD. Trong đó, khoảng 7 tỷ USD tiền nợ để mua vũ khí, đạn dược, và các vật liệu quân dụng quan trọng khác của Mỹ. Tính theo thời giá năm 1999, các nước châu Âu nợ Mỹ 1.000 tỷ USD. Như vậy, một trong những kết cục quan trọng nhất, có ý nghĩa lịch sử của Chiến tranh thế giới thứ nhất là biến nước Mỹ từ con nợ lớn nhất thế giới trở thành chủ nợ. Ngược lại, 2 nước Pháp và Anh đã từ chủ nợ lớn nhất thế giới trở thành con nợ.

Vì thế, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra cuộc đấu tranh giữa giới tài phiệt châu Âu và Mỹ. Thí dụ, sau khi quân liên quân Đức - Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi vùng Ngoại Capca trong 2 tháng 11 và 12-1918, Mỹ chuẩn bị điều động lực lượng gồm 70.000 quân đến khu vực này để chiếm đoạt nguồn tài nguyên dầu mỏ tại đây nhưng người Anh đã hành động trước, làm phá sản kế hoạch của Mỹ. Trong khi đó, Mỹ lại thành công trong việc ngăn cản Nhật Bản vào thời điểm đó là thuộc địa kinh tế của Anh mở rộng sự can thiệp quân sự vào khu vực Viễn Đông.

Cuộc chiến giữa các giới tài phiệt châu Âu và Mỹ còn diễn ra quyết liệt tại Hội nghị Hòa bình Versailles năm 1919. Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đề xuất ý tưởng thành lập Hội quốc liên với toan tính là sử dụng tổ chức này để hình thành “nhà nước toàn cầu” chịu sự chi phối hoàn toàn của Washington. Đánh giá kế hoạch này của Mỹ, Quốc tế Cộng sản cho rằng thông qua Hội quốc liên, Washington theo đuổi toan tính buộc các quốc gia châu Âu và các khu vực khác trên thế giới hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ đã không thực hiện được ý tưởng này do Anh và Pháp kiên quyết phản đối.

Về mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, V. I. Lê-nin nhận định: “không thể nào có hòa bình giữa Mỹ với châu Âu vì giữa họ có bất hòa sâu sắc về lợi ích kinh tế”. Đối với nước Mỹ, không có bạn bè, đồng minh hay kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích là vĩnh viễn. Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Liên Xô nhận định: “ảnh hưởng lớn chưa từng có của Mỹ ở Bắc Mỹ và ưu thế tài chính vượt trội của họ so với các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là điều kiện tiên quyết để Washington giành quyền kiểm soát nền tài chính toàn cầu”.

Để giành quyền kiểm soát thế giới sau thất bại tại Hội nghị Versailles, Mỹ bắt đầu tập trung giành quyền kiểm soát các nước lớn không hài lòng với kết cục Chiến tranh thế giới thứ nhất, gồm Đức, Italia, Nhật Bản và Nga. Với Nhật Bản, tại Hội nghị quốc tế về vũ khí hải quân tổ chức tại Washington từ ngày 12-11-1921 đến ngày 6-2-1922, Mỹ sử dụng ưu thế tài chính vượt trội của mình để giành lại quyền kiểm Nhật Bản từ tay Anh. Tại Hội nghị này, Nhật Bản tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Liên minh Anh - Nhật ký năm 1911. Từ đó, Nhật Bản bắt đầu rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ.

Tiếp theo, Mỹ bắt đầu giành quyền kiểm soát Italia. Nhận được tài trợ của Mỹ, trong 2 ngày 28 và 29-10-1922, các lực lượng phát xít do Benito Mussolini thành lập tổ chức “Cuộc hành trình về Roma” với hàng loạt khẩu hiệu chống Anh và chống Pháp. Kết cục của làn sóng bạo loạn chính trị này là Benito Mussolini giành được quyền lãnh đạo đất nước. Sau khi nhậm chức thủ tướng, Benito Mussolini theo đuổi tư tưởng phát xít và chính sách chống Anh và Pháp ở Địa Trung Hải và châu Phi. Sau Italia, Mỹ bắt đầu các hành động nhằm giành quyền kiểm soát nước Đức thông qua việc ủng hộ toàn diện cho Đảng quốc xã để hình thành trục liên minh Đức - Italia - Nhật Bản.

(Còn nữa)

Theo Chuyên trang Hồ sơ sự kiện - Tạp chí Cộng sản