Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhật Bản cứu trợ khẩn cấp các nhà xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng từ lệnh cấm của Trung Quốc

17:10 | 05/09/2023

1,375 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hôm thứ Hai 4/9, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố một quỹ khẩn cấp trị giá 20,7 tỷ yên (141 triệu USD), để giúp các nhà xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản của Trung Quốc.
Nga hy vọng tăng xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc sau lệnh cấm của Nhật BảnNga hy vọng tăng xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc sau lệnh cấm của Nhật Bản
Phản ứng của Trung Quốc trước việc xả thải nước phóng xạ Fukushima là ép buộc về mặt kinh tếPhản ứng của Trung Quốc trước việc xả thải nước phóng xạ Fukushima là ép buộc về mặt kinh tế
Nhật Bản cứu trợ khẩn cấp các nhà xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng từ lệnh cấm của Trung Quốc
Ảnh minh họa

Việc xả nước thải ra biển bắt đầu từ ngày 24/8 và dự kiến ​​​​sẽ tiếp tục trong nhiều thập kỷ. Các hiệp hội đánh cá Nhật Bản và cả ở các nước láng giềng đã phản đối mạnh mẽ việc xả thải này. Ngoài lệnh cấm của Trung Quốc đối với tất cả hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản, Hồng Kông cũng cấm hải sản Nhật Bản từ Fukushima và 9 tỉnh khác.

Các hạn chế thương mại của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu thủy sản Nhật Bản, ảnh hưởng thậm chí còn trước khi việc xả thải này bắt đầu, với các lô hàng bị hải quan Trung Quốc giữ lại trong nhiều tuần. Giá sò điệp, hải sâm và các loại hải sản phổ biến khác ở Trung Quốc đã giảm mạnh. Lệnh cấm đã ảnh hưởng đến giá cả và doanh số bán hải sản từ những xa hơn Fukushima như hòn đảo phía bắc Hokkaido, nơi có nhiều người nuôi sò điệp.

Ông Kishida cho biết quỹ khẩn cấp này bổ sung cho 80 tỷ yên (547 triệu USD) mà chính phủ đã phân bổ trước đó để hỗ trợ chế biến thủy sản và hải sản cũng như chống lại thiệt hại cho danh tiếng của các sản phẩm Nhật Bản.

Ông Kishida nói: “Chúng tôi sẽ bảo vệ ngành thủy sản Nhật Bản bằng mọi giá”.

Số tiền này sẽ được sử dụng để tìm thị trường mới cho hải sản Nhật Bản nhằm thay thế Trung Quốc và tài trợ cho việc chính phủ mua hải sản để đông lạnh và bảo quản tạm thời. Chính phủ cũng sẽ tìm cách mở rộng tiêu thụ thủy sản trong nước.

Các quan chức cho biết họ có kế hoạch phát triển các điểm xuất khẩu mới tại Đài Loan, Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Đông và một số nước Đông Nam Á – như Malaysia và Singapore.

Ông Kishida đã nói chuyện với các công nhân tại chợ cá vào thứ Sáu tuần trước để đánh giá tác động của lệnh cấm của Trung Quốc và cam kết bảo vệ ngành thủy sản của Nhật Bản.

Ông Kishida sẽ tới Indonesia vào thứ Ba 5/9 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh thường niên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tại đây ông có thể phải đối mặt với những lời chỉ trích về việc xả nước thải từ Thủ tướng Trung Quốc, người cũng đang tham dự.

Một lượng lớn nước thải phóng xạ đã tích tụ tại nhà máy Fukushima kể từ khi trận động đất và sóng thần lớn năm 2011 phá hủy hệ thống làm mát của nhà máy và khiến ba lò phản ứng tan chảy.

Các quan chức Nhật Bản và nhà điều hành nhà máy cho biết tất cả các mẫu nước biển và cá được lấy kể từ khi xả nước thải đã qua xử lý, đều thấp hơn nhiều so với giới hạn an toàn về phóng xạ đã đặt ra.

Trung Quốc đại lục là thị trường nước ngoài lớn nhất của thủy sản Nhật Bản, chiếm 22,5% tổng sản lượng, tiếp theo là Hồng Kông với 20%. Điều đó khiến lệnh cấm giáng một đòn mạnh vào ngành thủy sản Nhật Bản.

Yến Anh

AP