Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nguy cơ đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân chậm tiến độ: Nhà đầu tư ngoại cao tay, nắm đằng chuôi

07:28 | 18/09/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chuyên gia năng lượng Trần Đình Sính cho rằng, dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân chậm tiến độ không chỉ ảnh hưởng tới việc không thể huy động được công suất nguồn điện sẵn có mà còn thể hiện sự cao tay, nắm đằng chuôi của doanh nghiệp nước ngoài...

Trao đổi với PV, Chuyên gia năng lượng Trần Đình Sính cho rằng, việc chậm tiến độ ở các dự án điện không có gì mới. Trong báo cáo số 32/BC- BCT hồi tháng 5/2020, đã liệt kê tình trạng chậm tiến độ ở một loạt các dự án điện, cả nguồn điện và đường dây tải điện (trong đó, về nguồn điện, “trong số 62 dự án có công suất trên 200MW thì có 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến độ” còn nhiều công trình lưới điện 500kV đang dở dang).

Về dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân có nguy cơ chậm tiến độ nguyên nhân chủ yếu do chậm giải phóng mặt bằng. Theo EVN, “Ban Chỉ đạo đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân của EVNNPT mỗi tháng họp điều độ dự án 1 lần và lãnh đạo Tập đoàn sẽ tham dự cùng để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc”. Điều đó cho thấy mức độ quan trọng của đường dây 500kV này.

Khu vực xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 thuộc xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
Khu vực xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 thuộc xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Vị chuyên gia năng lượng cũng nhận định, với tình trạng các dự án truyền tải chậm tiến độ thì ngành điện không thể huy động được công suất của những vùng có nhiều điện để bù cho vùng thiếu điện. Ví dụ, khi nắng nóng ở miền Bắc, phải cắt giảm 500MW-2.000MW, nhưng không thể chuyển điện từ miền Trung ra do quá tải đường dây 1.

"Đối với các doanh nghiệp năng lượng tái tạo thì việc dự án truyền tải chậm tiến độ còn bi đát hơn nhiều. Đợt bùng nổ điện mặt trời ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận điện mặt trời được xây dựng rất nhiều. Điện mặt trời và điện gió có công suất tương đối nhỏ, thường nối vào các đường dây từ 22kV đến 220kV gây quá tải cho những đường dây này. Do quá tải đường dây, nhiều nhà máy điện mặt trời/gió phải cắt giảm công suất, có khi đến 60%, gây thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư" - chuyên gia Trần Đình Sính nói.

Ngoài ra, vị chuyên gia năng lượng cũng tiết lộ, không chỉ ở Ninh Thuận và Bình Thuận mà hầu hết ở các tỉnh phía Nam, các đường dây từ 22kV đến 220 kV đều đã đầy tải. Nếu điện mặt trời/gió tiếp tục được bổ sung thì việc cắt giảm là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó, theo EVN, năm 2021 có thể sẽ phải cắt giảm khoảng 1,3 tỷ kWh, tương đương với khoảng 2.500 tỷ đồng.

Nguy cơ đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân chậm tiến độ: Nhà đầu tư ngoại cao tay, nắm đằng chuôi
Chuyên gia năng lượng Trần Đình Sính.

"Như vậy vấn đề truyền tải vẫn nan giải, không những bây giờ mà còn tiếp tục ở các năm sau nữa" - ông Trần Đình Sính nói.

Tiếp tục phân tích về dự án đường dây 500kV Vân Phong- Vĩnh Tân có nguy cơ bị chậm tiến độ, ông Trần Đình Sính nhận định, thông tin "nếu dự án chậm quá 6 tháng, chính phủ Việt Nam phải bồi thường 5.000 tỷ, hợp đồng BOT sẽ bị chấm dứt sớm và chính phủ Việt Nam phải mua lại nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1” là điều khoản hợp đồng mua bán điện giữa chủ đầu tư và EVN mà thông tin được giữ kín, công chúng không được biết.

Rõ ràng chủ đầu tư cao tay và nắm đằng chuôi. Vì vậy EVN phải thực hiện sát sao “Ban Chỉ đạo đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân của EVNNPT mỗi tháng họp điều độ dự án 1 lần và lãnh đạo Tập đoàn sẽ tham dự cùng để kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc”, nhằm đảm bảo tiến độ thi công.

Đối với nhà đầu tư ngoại, họ nắm đằng chuôi. Nhưng còn các đường dây khác thì sao? Các nhà đầu tư trong nước tiếp tục bị cắt giảm mà không có cách nào giải quyết cũng chẳng ai đền bù. Và liệu điện mặt trời/gió sắp tới sẽ phát triển ra sao, có theo đúng tinh thần nghị quyết số 55/NQ-TW 2 của Bộ Chính trị là “ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch” là một câu hỏi không dễ trả lời.

Được biết, tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận mới đây, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân đã kiến nghị UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận chỉ đạo việc hoàn thành từng thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện BTGPMB để bàn giao tất cả các vị trí móng và mặt bằng trạm của dự án chậm nhất là 30/12, bàn giao hành lang an toàn lưới điện chậm nhất là tháng 6/2022.

Dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân

- Chủ đầu tư: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

- Quản lý điều hành Dự án: Ban QLDA các công trình điện miền Trung;

- Quy mô: Xây dựng mới đường dây 500kV 2 mạch dài khoảng 156,78km từ Nhiệt điện Vân Phong đến điểm D (G36A) - Điểm đấu nối TBA 500kV Thuận Nam vào đường dây 500kV NĐ Vân Phong - NĐ Vĩnh Tân.

- Dự án đi qua tỉnh Khánh Hòa (các huyện Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm và TP Cam Ranh) và tỉnh Ninh Thuận (các huyện Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Nam).

- Nhiệm vụ: Giải phóng công suất của Trung tâm Điện lực Vân Phong (trong đó có Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1), Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái và các nguồn năng lượng tái tạo khu vực tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vào hệ thống điện quốc gia.

Đắk Lắk: Có dự án điện gió mới đạt khoảng 50% tiến độĐắk Lắk: Có dự án điện gió mới đạt khoảng 50% tiến độ
Những tỉnh nào đề xuất chuyển đất rừng làm điện gió?Những tỉnh nào đề xuất chuyển đất rừng làm điện gió?
Công trường điện gió sôi động, các doanh nghiệp vẫn đứng trước nguy cơ phá sản!Công trường điện gió sôi động, các doanh nghiệp vẫn đứng trước nguy cơ phá sản!
Chuyển đổi rừng tự nhiên làm điện gió: Không nên vội vàng...Chuyển đổi rừng tự nhiên làm điện gió: Không nên vội vàng...
Lùi thời hạn áp dụng giá FIT điện gió, bao lâu là hợp lý?Lùi thời hạn áp dụng giá FIT điện gió, bao lâu là hợp lý?
Quảng Trị sắp vận hành 13 dự án điện gió gần 500MWQuảng Trị sắp vận hành 13 dự án điện gió gần 500MW
Tiềm năng lớn, Hà Tĩnh muốn chuyển đổi rừng tự nhiên làm năng lượng tái tạoTiềm năng lớn, Hà Tĩnh muốn chuyển đổi rừng tự nhiên làm năng lượng tái tạo
Vì sao Đắk Lắk phải đề nghị Bộ Công Thương Vì sao Đắk Lắk phải đề nghị Bộ Công Thương "cứu" loạt dự án điện gió 685MW?

Xuân Hinh