Quảng Trị sắp vận hành 13 dự án điện gió gần 500MW
Theo đó, đến cuối tháng 8/2021, toàn tỉnh Quảng Trị có 31 dự án được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch với tổng công suất 1.177,2MW. Trên địa bàn có 2 dự án công suất 60MW (giai đoạn đầu tiên triển khai dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị) đã đi vào hoạt động.
Cùng với 13 dự án sắp đưa vào vận hành, đến cuối tháng 10/2021, toàn tỉnh Quảng Trị có 15 dự án điện gió chính thức đưa vào hoạt động, hòa vào điện lưới quốc gia.
Hiện tại, trong 29/31 dự án đang triển khai, có 8 dự án cơ bản hoàn thành lắp đặt tua bin (Gelex 1, 2, 3, Hướng Tân, Tân Linh, Liên Lập, Hướng Linh 7&8); 3 dự án hoàn thành đúc móng, dựng trụ tua bin, chuẩn bị lắp cánh (Phong Huy, Phong Liệu, Phong Nguyên); 1 dự án hoàn thành móng tua bin, lắp đặt hoàn thiện 4/12 tua bin (Amaccao Quảng Trị 1).
Một cánh đồng gió ở tỉnh Quảng Trị. |
6 dự án hoàn thành móng trụ tua bin, đang vận chuyển thiết bị về công trường lắp đặt (Hướng Phùng 2, 3, Tài Tâm, Hoàng Hải, Hướng Hiệp 1, Hướng Linh 3); 8 dự án đang giải phóng mặt bằng, triển khai thi công đúc móng (Quảng Trị TNC 1-2, LIG Hướng Hóa 1-2, Tân Hợp, Hải Anh, Hướng Phùng 1, Hướng Linh 4); 3 dự án vừa được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 27/7/2021 (Hướng Hiệp 2-3, Hướng Linh 5).
Mặc dù tạo điều kiện để phát triển các dự án điện gió, phát triển kinh tế xã hội nhưng UBND tỉnh Quảng Trị khẳng định, trong quá trình cấp phép đầu tư đều cân nhắc, không đưa các dự án điện gió chồng lấn vào khu vực rừng tự nhiên, rừng phòng hộ xung yếu.
Chủ yếu tận dụng các rừng sản xuất nghèo kiệt, cũng như các khu vực đất trống, đồi núi trọc nhằm phát huy những dư địa sẵn có trên địa bàn. Xây dựng phát triển địa phương nhưng không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, đảm bảo hài hòa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Mới đây, lãnh đạo tỉnh đã đề nghị các ngành chức năng, huyện Hướng Hóa, các chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ, kêu gọi đóng góp, mục tiêu sẽ trồng mới 100ha rừng tập trung tại các địa điểm xung yếu với các loại cây bản địa có ưu thế, ở những vùng đất trống đồi núi trọc, trồng xen canh khu vực rừng nghèo nhằm phát triển một cách bền vững lâu dài, tạo thêm sinh kế cho người dân, tạo vành đai xanh trên khu vực phát triển điện gió, trả lại hệ sinh thái khu vực.
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước, tiến độ các dự án điện gió gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các chuyên gia nước ngoài, nhân công thi công dự án đều không thể thực hiện do phải cách ly hoặc giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, việc thiếu vật tư thiết bị để thi công cũng khiến nhiều dự án có nguy cơ không đảm bảo tiến độ hoàn thành trước ngày 30/10.
X.Hinh (tổng hợp)
-
Thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
-
TS. Ngô Đức Lâm: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi
-
VOOWESS 2024: Hội nghị quốc tế về lưu trữ năng lượng và điện gió ngoài khơi
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương
-
TS. Ngô Đức Lâm: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Duyên Hải và đấu nối: Đáp ứng nhu cầu điện cho tỉnh Trà Vinh
-
Đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán và đấu nối: Tăng cường đảm bảo điện cho tỉnh Đồng Nai và khu vực
-
Bài cuối: Những khuyến nghị quý giá để phát triển điện gió ngoài khơi
-
Xây dựng nền tảng cho ngành bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu