Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Người lao động mong công việc, thu nhập ổn định

17:58 | 21/04/2024

0 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong năm 2024, công việc và thu nhập ổn định tiếp tục là những yếu tố được người lao động quan tâm, nhưng kỳ vọng về tăng lương có giảm so với năm trước.

Gắn bó cùng doanh nghiệp

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, so với năm 2023, năm 2024 tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc sau Tết không có nhiều thay đổi. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp trong năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn do biến động khó lường của kinh tế toàn cầu, nên người lao động không có xu hướng nhảy việc như những năm trước, thay vào đó người lao động mong muốn ổn định việc làm, gắn bó với doanh nghiệp hơn.

Người lao động mong công việc, thu nhập ổn định
Những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Ảnh: Phương Ngân

Anh Lê Minh Thắng - công nhân tại một doanh nghiệp may mặc trú đóng tại huyện Bình Chánh (TP HCM) cho biết, anh có thâm niên làm việc 7 năm tại công ty, công việc, thu nhập những năm trước đây luôn ổn định, chủ doanh nghiệp chăm lo tốt các chế độ cho người lao động. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, tình hình sản xuất của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, công nhân bị giảm giờ làm, thu nhập giảm sút. Thế nhưng anh Thắng cũng không có ý định xin nghỉ việc để tìm công việc mới.

Theo anh Thắng, tình hình khó khăn chung tất cả doanh nghiệp đều gặp khó khăn, do đó anh vẫn cố gắng đồng hành cùng doanh nghiệp, mong doanh nghiệp sớm vượt qua giai đoạn khó khăn để công nhân có việc làm, thu nhập ổn định.

“Khi công ty có đơn hàng dồi dào, thu nhập của tôi trung bình khoảng 12 triệu đồng/tháng, nay việc ít thu nhập giảm còn hơn 7 triệu đồng/tháng. Hy vọng doanh nghiệp sớm có nhiều đơn hàng để anh em đi làm đầy đủ, thu nhập ổn định hơn”, anh Thắng nói.

Cùng suy nghĩ như anh Thắng, anh Trịnh Minh Hiếu - công nhân tại một doanh nghiệp trú đóng trên địa bàn TP Thủ Đức (TP HCM) vẫn chọn ở lại khi doanh nghiệp khó khăn, thiếu đơn hàng sản xuất. Ở lại đồng nghĩa với việc thu nhập thấp nhưng anh Hiếu vẫn chấp nhận, bởi lẽ “khó xin việc ở thời điểm này”.

“Nhà máy ít việc thì mình đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, chứ nhảy việc ở giai đoạn khó khăn như hiện nay thì mình rất khó để ổn định công việc, mức lương công nhân mới cũng thấp”, anh Hiếu chia sẻ.

Chấp nhận giảm lương để giữ việc

Theo bà Thanh Nguyễn, Giám đốc Điều hành và Truyền cảm hứng hạnh phúc - Công ty Cổ phần Anphabe, mục tiêu nghề nghiệp của người đi làm vẫn luôn là cân bằng, thu nhập và ổn định. Trong đó, thu nhập đã trở thành ưu tiên số 1 kể từ năm 2018 đến nay.

Tổng quan thị trường lao động từ năm 2014 đến 2023 có thể được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn bình ổn với mức cạnh tranh nhân tài vừa phải; Giai đoạn cạnh tranh nhân tài khốc liệt; Giai đoạn COVID-19 và giai đoạn hậu COVID-19. Trong mỗi giai đoạn, các mục tiêu nghề nghiệp được người đi làm quan tâm có sự thay đổi nhất định, phản ánh nhu cầu theo từng hoàn cảnh, tuy nhiên thu nhập luôn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu.

Người lao động mong công việc, thu nhập ổn định
Thu nhập và công việc ổn định tiếp tục là những yếu tố được người đi làm quan tâm. Ảnh: Phương Ngân

Mặt khác, vẫn luôn tồn tại sự chênh lệch giữa mức thu nhập thực tế và kỳ vọng thu nhập của người lao động. Trong năm 2021 dù khó khăn do dịch bệnh COVID-19, vẫn có khoảng 34% nguồn nhân lực được tăng lương, con số này đến nay đã tăng lên đạt khoảng 50% (năm 2023). Khảo sát của Anphabe với những người được tăng lương trong 3 năm này cho thấy mức tăng lương thực tế của họ dao động từ 8 - 9%, thấp hơn so với trung bình mức tăng mà họ kỳ vọng (9,7 -12,4%)

Mặc dù người lao động mong muốn tăng lương ở mức 10-12%, nhưng khi đối mặt với nguy cơ mất việc, họ chỉ sẵn lòng chấp nhận giảm lương từ 5-6%. Điều này không chỉ phản ánh thực trạng khó khăn trong việc cân bằng giữa thu nhập và việc làm, mà còn cho thấy thu nhập vẫn luôn là nhu cầu cơ bản của con người ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức khách quan của thị trường.

"Trong năm 2024 thu nhập và công việc ổn định tiếp tục là những yếu tố được người đi làm quan tâm, nhưng kỳ vọng về tăng lương có giảm so với năm trước (từ 10,2% xuống 8,5%). Thực tế này phản ánh sự thấu hiểu từ người lao động đối với khó khăn chung của thị trường và hoàn cảnh của doanh nghiệp. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người mong muốn có được một công việc ổn định", bà Thanh Nguyễn cho hay.

Phương Ngân

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan