Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Người lao động "thắt chặt" chi tiêu dù thu nhập bình quân tháng tăng 7,4%

20:17 | 09/10/2024

2,248 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thu nhập bình quân người lao động quý III và 9 tháng năm 2024 tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, đạt trung bình 7,6 triệu đồng, riêng Hà Nội đạt 10,7 triệu đồng, tuy nhiên nhiều người lao động vẫn phải chật vật trong chi tiêu vì giá cả leo thang.
Người lao động
Giá lương thực quý III/2024 tăng 11,22% (Ảnh: Phương Thảo)

Chợ Nguyễn Đổng Chi (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn đông đúc như thường ngày, tuy nhiên, các tiểu thương tại đây lại lộ rõ phàn nàn sự ế ẩm. Buôn bán mặt hàng thịt lợn tại chợ đã lâu, bà Nguyễn Thị Hồng ca thán: “Giờ người ta mua hàng không thoáng tay như trước nữa rồi, họ chỉ mua đủ ăn và chọn lựa cũng tiết kiệm hơn”.

Người đi chợ Nguyễn Đổng Chi chủ yếu là lao động và người dân xung quanh khu vực này. “Lương không thấy tăng mấy nhưng giá cả thì tăng thấy rõ, nhất là từ sau bão Yagi, mặt hàng rau tăng đột ngột vì hoa màu bị tàn phá không đủ mà bán. Ví dụ, bó rau mồng tơi chỉ đủ nhà 3 người ăn một bữa có giá 15.000 đồng/bó.

Nhiều loại rác khác cũng tăng theo như một cây cải thảo 1 kg có giá 25.000 đồng/kg, 1kg dưa chuột 35.000 đồng/kg. Chưa kể, tiền thuê nhà cũng tăng theo thời giá leo thang”, chị Trần Nguyệt Phương (nhân viên văn phòng), đang ở trọ gần chợ Nguyễn Đổng Chi chia sẻ.

Câu chuyện của người lao động ở quanh khu chợ Nguyễn Đổng Chi không phải là cá biệt. Chị Ma Thị Hồng Ngân (nhân viên kinh doanh tại một thẩm mỹ viện tại quận Thanh Xuân) cũng cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, số lượng khách hàng làm các dịch vụ có giá trị cao giảm mạnh.

“Điều này kéo theo thu nhập người lao động của thẩm mỹ viện không còn được như năm trước, giảm hơn 1/3 so mức lương trung bình 12 triệu đồng năm 2023. Tuy nhiên, giá điện, giá nước, giá lương thực phẩm năm qua đều tăng khiến chi tiêu chật vật hơn”, chị Ngân nhận định.

Trên các group Facebook của các bà nội trợ, chủ đề thu hẹp chi tiêu cũng được mang ra bàn luận nhiều hơn trong thời gian gần đây. Một bài đăng trong group “Vén khéo” của thành viên ẩn danh ngày 8/10 thu hút đông đảo bình luận, khi hỏi suất cơm hộp 35.000 đồng chỉ có 3 miếng sườn và 6 miếng thịt lợn nhỏ có phải quá đắt không? Tuy nhiên, nhiều chị em phân tích cho rằng không hề đắt, bởi giá ngoài chợ của nguyên liệu vốn đã cao: “Sườn ba chỉ ngoài chợ hiện có giá 160.000 đồng/kg, nếu mua nửa cân chỉ chặt được khoảng 10 miếng”.

Người lao động chi tiêu ‘tằn tiện’ dù thu nhập bình quân tháng tăng 7,4%
Hình ảnh chụp màn hình từ bài đăng về suất cơm hộp 35.000 đồng

Dẫu biết những quan sát trên chưa đủ trở thành con số thống kê chính xác, không đại diện cho đánh giá mang tính tổng thể về mối tương quan giữa thu nhập và mức chi tiêu hay tốc độ tăng giá, nhưng ở một góc độ nhỏ nào đó đã phản ánh xu hướng chi tiêu của người lao động.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ

Theo số liệu kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng của Tổng cục Thống kê (GSO), thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III/2024 là 7,6 triệu đồng, tăng 176 nghìn đồng so với quý trước và tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,7 triệu đồng so với 6,5 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,4 lần khu vực nông thôn (9,3triệu đồng so với 6,6triệu đồng).

GSO nhận định so với cùng kỳ năm trước, đời sống của người lao động được cải thiện hơn, tốc độ tăng thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III/2024 (đạt 7,3%) cao gấp 1,4 lần tốc độ tăng thu nhập bình quân của quý III/2023 (đạt 5,3%).

Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,6 triệu đồng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,6 triệu đồng so với 6,4 triệu đồng). Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,4 lần khu vực nông thôn (9,2 triệu đồng so với 6,5 triệu đồng).

Xét theo vùng kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III/2024 tăng lên không đồng đều ở các vùng kinh tế - xã hội trong cả nước. Trong đó, thu nhập của người lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng được cải thiện hơn đạt 9,1 triệu đồng trong quý III/2024, tăng 5,8% so với quý trước, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước.

Thu nhập của người lao động tại một số tỉnh trong vùng có tốc độ tăng cao: Hà Nội là 10,7 triệu đồng, tăng 6,6% so với quý trước; Nam Định là 7,6 triệu đồng, tăng 5,7%.

Vùng trung du miền núi phía Bắc có tốc độ tăng thu nhập bình quân của người lao động tăng thấp, với 5,6 triệu đồng/tháng, tăng 0,82% so với quý trước (tương ứng chỉ tăng 45 nghìn đồng). Trong đó, một số tỉnh ghi nhận tốc độ giảm thu nhập bình quân tháng của người lao động như: Sơn La là 3,6 triệu đồng, giảm 7,8%; Lạng Sơn là 5,8 triệu đồng, giảm 4,9%; Cao Bằng là 3,2 triệu đồng, giảm 3,5%.

Dù thu nhập bình quân tháng người lao động tại Hà Nội đạt gần 11 triệu đồng, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ, nhưng qua quan sát một số người lao động của PetroTimes cho thấy việc thắt chặt chi tiêu đang diễn ra.

Người lao động
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhiều chỉ số giá tiêu dùng tăng gây áp lực lên người lao động

Ở một báo cáo khác về thống kê chỉ số giá tiêu dùng, GSO cũng cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực quý III/2024 tăng 11,22%, trong đó giá gạo tăng 14,77% theo giá gạo xuất khẩu và nguồn cung chịu ảnh hưởng của bão, hoàn lưu bão, tác động làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, giá dịch vụ y tế trong quý tăng 10,54%, giá dịch vụ giáo dục tăng 5,8%, giá nhà ở thuê quý III/2024 tăng 3,48%...

Ở chiều ngược lại, chỉ số giá xăng dầu trong nước bình quân quý III giảm 7,72%; giá các thiết bị di động giảm ở các mặt hàng mẫu cũ làm cho chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông quý này giảm.

Xét chung yếu tố làm tăng CPI 9 tháng năm 2024 so với cùng kỳ năm trước đến từ chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do chỉ số giá nhà ở thuê và nhà chủ sở hữu tính quy đổi tăng 4,61%; chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 8,08% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với việc EVN điều chỉnh mức bán lẻ giá điện bình quân trong năm 2023; chỉ số giá nước sinh hoạt bình quân 9 tháng tăng 9,42% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,51%; chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,46%; chỉ số giá nhóm giao thông tăng 1,87%.

Lạm phát bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 2,69% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,88%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã mang tới niềm vui tới hàng chục triệu người, đó là quyết định tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024. Đây là mức tăng cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng quyết định giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với tất cả các nhóm đối tượng đang áp dụng mức thuế suất 10% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, áp dụng hết năm 2024.

Phương Thảo

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan