Nga: Nord Stream-2 sẽ đi vào hoạt động trong vài ngày tới
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã phản đối Dự án Nord Stream-2 gây tranh cãi, lo ngại Nga sử dụng việc bán khí đốt và độc quyền khí đốt Gazprom của mình như một công cụ chính trị.
Ba Lan, một số quốc gia EU khác và Mỹ đã xem Nord Stream-2 là dự án phá hoại an ninh năng lượng của châu Âu bằng cách cung cấp cho Gazprom một đường ống khác để vận chuyển khí đốt tự nhiên của mình đến các thị trường châu Âu. Trong khi đó, Đức chủ yếu nhìn dự án từ góc độ kinh doanh.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Lavrov cho hay: "Giờ đây, chúng tôi chỉ thấy đơn giản là một cuộc tấn công trực diện, bất chấp mọi thứ đối với Nord Stream-2. Mặc dù mọi người đều hiểu và người Mỹ đã nhận ra rằng nó sẽ được hoàn thành trong vài ngày tới và sẽ bắt đầu hoạt động".
Cùng ngày, quan chức Nga nói rằng, Mỹ đang tìm cách bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu Âu, bất chấp thực tế rằng giá thành sẽ cao hơn và tạo ra khí thải trong quá trình sản xuất và hóa lỏng.
Hồi giữa tháng 8 vừa qua, Gazprom cho rằng Nord Stream-2 có thể cung cấp 5,6 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu ngay trong năm nay.
Công ty vận hành Nord Stream 2 AG có trụ sở tại Thụy Sĩ, nói với Reuters hôm 19/8 rằng, việc xây dựng Nord Stream-2 đã hoàn thành 99%. Tàu đặt ống Fortuna của Nga đang tiến hành hoàn thiện phần cuối cùng.
Trước đó, hãng thông tấn Đức Deutsche Welle thông báo, công việc xây dựng đường ống dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 23/8.
Vào cuối tháng 7, nhà đầu tư Austria’s OMV nói rằng Nord Stream-2 có thể bắt đầu vận chuyển khí đốt ngay trong năm nay.
Ukraine: Dự án Nord Stream-2 vẫn có thể bị dừng lại | |
Gazprom bị buộc phải bán một nửa công suất Nord Stream-2 | |
Tòa án Đức: Nord Stream-2 không được miễn trừ khỏi các quy tắc của EU |
Bình An
-
Kỳ I: Giả thuyết về sự tồn tại của lượng tử không - thời gian và Thuyết siêu liên kết
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ