Nga công bố thỏa thuận khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ tại G20
Bộ Ngoại giao Nga cũng đề cập đến "các sáng kiến cụ thể" đã được lên kế hoạch, bao gồm "tăng cường hợp tác khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ" dưới hình thức một trung tâm khí đốt ở quốc gia Trung Đông, cũng như tổ chức các chuyến hàng ngũ cốc và phân bón lớn. Sau đó, khí đốt sẽ được bán ở thị trường châu Âu.
Vào tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin - người sẽ không tham dự cuộc họp G20 - đã gợi ý rằng Nga có thể chuyển hướng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên ban đầu được dự định chuyển qua các đường ống Nord Stream đến Biển Đen, cũng như tạo ra một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ.
"Chúng tôi có thể chuyển khối lượng bị mất từ Nord Stream dọc theo đáy Biển Baltic đến khu vực Biển Đen. Từ đó tạo ra các tuyến đường chính để cung cấp nhiên liệu, khí đốt tự nhiên đến châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như hình thành trung tâm khí đốt lớn nhất cho châu Âu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đó sẽ là điều tất nhiên, nếu các đối tác của chúng tôi quan tâm đến điều này. Và tất nhiên nó khả thi về kinh tế", Tổng thống Putin nói vào tháng trước.
Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez nói rằng còn quá sớm để nói về dự án. Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói: "Những loại dự án quốc tế này cần đánh giá tính khả thi, các khía cạnh thương mại cần được thảo luận".
Châu Âu đã phải vật lộn để chuẩn bị một kế hoạch cụ thể nhằm loại bỏ nguồn cung cấp khí đốt của Nga và hạn chế doanh thu của Nga từ các sản phẩm năng lượng của mình, mặc dù họ đã xoay sở để lấp đầy kho dự trữ của mình trước mùa đông. Tuy nhiên, nếu không có khí đốt của Nga, việc lấp đầy kho khí đốt của châu Âu sẽ không dễ dàng như vậy trong năm 2023.
Bình An
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp