Mỹ viện trợ năng lượng khẩn cấp cho Ukraine
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken |
Khoản viện trợ sẽ được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người đã đến Bucharest vào tối thứ Hai, trình bày chi tiết. Một trong những quan chức cấp cao giấu tên nói với các nhà báo: “Sẽ rất đáng kể và nó sẽ không kết thúc”, ông từ chối cung cấp thêm số tiền chính xác hoặc bất kỳ chi tiết nào. Tuy nhiên, ông nhắc lại rằng, chính quyền Tổng thống Biden đã giải ngân 1,1 tỷ USD cho năng lượng ở Ukraine và Moldova. Ông nhấn mạnh, đó là một phần trong triển vọng của hội nghị quốc tế các nhà tài trợ nhằm “ủng hộ cuộc kháng chiến của Ukraine”, sẽ được tổ chức vào 13/12/2022 tại Pháp.
Vào đầu tháng 10, các cuộc đụng độ quy mô lớn đã diễn ra ở các cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine. Theo số liệu do chính phủ Ukraine trích dẫn, khoảng 25-30% cơ sở hạ tầng này đã bị hư hại.
Các bộ trưởng ngoại giao của NATO sẽ họp vào thứ Ba và thứ Tư tại thủ đô Romania, nơi sẽ có nhiều cuộc thảo luận về sự hỗ trợ của Liên minh đối với Ukraine. Đức, chủ tịch G7, cũng đã triệu tập một cuộc họp bên lề NATO vào chiều thứ Ba về cuộc khủng hoảng năng lượng do chiến tranh ở Ukraine gây ra, trong đó Mỹ sẽ kêu gọi các nước khác tăng cường hỗ trợ trong lĩnh vực này.
Hệ thống điện tại Ukraine bị thiệt hại do chiến tranh |
Đó cũng sẽ là cơ hội để làm nổi bật “sự gắn kết và thống nhất đáng chú ý” của Liên minh Đại Tây Dương kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, bà Karen Donfried, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề châu Âu, nói với các nhà báo hôm thứ Hai.
Romania, cũng như nước láng giềng Moldova, bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến và khoảng 2 triệu người đã đến đây khi họ chạy trốn khỏi Ukraine. Bucharest hiện có gần 80.000 người tị nạn, theo số liệu do Washington trích dẫn.
Ngoài cuộc chiến ở Ukraine, các bộ trưởng NATO sẽ xem xét việc gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển, vốn đã được 28 trong số 30 quốc gia thành viên phê chuẩn nhưng vẫn chưa được Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary bật đèn xanh, đồng thời thảo luận về mối đe dọa ngày càng tăng do Trung Quốc gây ra.
Cuộc thảo luận về vấn đề này đã được khởi xướng tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6/2021 ở Madrid, xung quanh gã khổng lồ châu Á. Bà Donfried cho biết: “Điều này không có nghĩa là NATO tìm cách mở rộng sang Trung Quốc, mà nó phản ánh thách thức do Trung Quốc đặt ra ở châu Âu”, đặc biệt là thách thức về công nghệ.
Gazprom cáo buộc Ukraine bòn rút khí đốt của Moldova |
Nga cáo buộc Ukraine bòn rút khí đốt, Moldova nói gì? |
Châu Âu viện trợ khẩn cấp cho ngành năng lượng Ukraine |
Nh.Thạch
AFP
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”