Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Liên minh thoát khỏi năng lượng hóa thạch

10:52 | 24/11/2021

498 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP26), một liên minh các quốc gia, vùng lãnh thổ muốn thoát khỏi năng lượng hóa thạch đã hình thành. Họ là ai và có tác động gì tới thị trường dầu mỏ?
Liên minh thoát khỏi năng lượng hóa thạch
Các nước nghèo lên án các nước giàu nói không đi đôi với làm

COP26 thành công hay thất bại?

Ngày 13-11-2021, sau 2 tuần đàm phán, COP26 tại Glasgow (Anh) đã khép lại với Hiệp ước khí hậu Glasgow nhằm thúc đẩy tiến trình chống biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Anh Boris Johnson, trong cương vị nước chủ nhà, hài lòng với sự đồng thuận vừa đạt được. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen tin tưởng Hiệp ước Glasgow cho phép xây dựng một không gian an toàn và thịnh vượng cho nhân loại. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kém lạc quan hơn khi cho rằng quyết tâm chính trị chưa đủ để vượt lên trên những mâu thuẫn sâu sắc.

Điểm tích cực trong Hiệp ước Glasgow là các nước cam kết sẽ rà soát lại các nỗ lực giảm phát thải ngay trong năm 2022. Có 3 điểm được cho là “bước tiến chính” của Hiệp ước Glasgow: Giá carbon, loại trừ khí methane và cách thức tài trợ cho các nước nghèo để bù đắp cho những cố gắng chống biến đổi khí hậu.

Nhưng, lý do mà những người cho rằng COP26 thất bại đưa ra rất nhiều.

Thứ nhất các bên đồng ý về mục tiêu duy trì nhiệt độ của trái đất không tăng quá 1,50C từ nay đến cuối thế kỷ XXI và tiếp tục nỗ lực giảm thải khí carbon gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên các bên để ngỏ khả năng tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia để đạt được mục tiêu này. Nói cách khác, chỉ tiêu 1,50C không mang tính bắt buộc.

Thứ hai, liên quan đến vấn đề trợ giúp các nước nghèo đối phó với biến đổi khí hậu, Hiệp ước Glasgow không đưa ra thêm những cam kết cụ thể ngoại trừ hứa hẹn các bên tiếp tục đàm phán cho đến năm 2024 trong lúc cam kết về khoản trợ cấp 100 tỉ USD cho các nền kinh tế đang phát triển kể từ năm 2020, vẫn chưa được thực hiện. Tại Glasgow, Mỹ - một trong hai quốc gia gây ô nhiễm nhất trái đất - đã dứt khoát từ chối đàm phán về các khoản đền bù thiệt hại cho các nền kinh tế ít gây ô nhiễm nhưng phải hứng chịu thiên tai do thời tiết khí hậu gây nên.

Thứ ba, Thái Lan, Lào, Myanmar và Campuchia từ chối ký vào thỏa thuận chống nạn phá rừng. Đông Nam Á, nơi chiếm 15% diện tích rừng nhiệt đới của nhân loại. Theo nghiên cứu của Tổ chức Global Forest Watch dataset, trong hai thập niên qua, nạn phá rừng đã cướp đi 28% diện tích rừng của Campuchia, cao hơn so với nạn phá rừng tại Brazil (12%) hay Indonesia (10%).

Tuy nhiên, kết quả tối thiểu tại COP26 không hẳn đã là “đại họa” với hành tinh. Lý do là tiến trình chuyển đổi lớn (giảm sử dụng than đá và các năng lượng hóa thạch khác) đã bắt đầu diễn ra ở đa số các nước phát triển. Châu Âu đã chứng minh với phần còn lại của thế giới từ 10 năm nay là việc cắt giảm khí thải không ngăn cản tăng trưởng GDP.

Liên minh thoát khỏi năng lượng hóa thạch
Đại diện các quốc gia thành viên BOGA tại COP26

Liên minh BOGA là những ai?

Điểm nổi bật tại COP26 chính là việc lần đầu tiên một văn bản của Liên Hiệp Quốc tấn công thẳng vào các năng lượng hóa thạch, nguồn gốc chủ yếu của khí thải làm nóng trái đất. Cụ thể, một số nước có kế hoạch nhanh chóng thoát ra khỏi năng lượng hóa thạch. Liên minh “Beyond Oil and Gas Alliance” (BOGA), gồm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, ra mắt hôm 11-11-2021, gồm Costa Rica, Đan Mạch, Pháp, đảo Groenland (Đan Mạch), Ailen, xứ Wales (Anh), Québec (Canada) và Thụy Điển. Liên minh BOGA hy vọng sẽ có thêm nhiều nước gia nhập và vấn đề từ bỏ năng lượng hóa thạch sẽ phải được tiến hành sao cho bảo đảm công bằng xã hội, không để gánh nặng rơi vào dân nghèo và các nước công nghiệp cần làm gương trong chuyện này.

Ngoài liên minh BOGA, tuần trước, khoảng 20 quốc gia cam kết sẽ từ bỏ than đá trước năm 2030 hoặc trước năm 2040. Ông Romain Ioualalen, phụ trách truyền thông của tổ chức phi chính phủ Oil Change International, nhấn mạnh: Sự ra đời của liên minh từ bỏ than đá là một bước ngoặt trong bối cảnh từ 30 năm nay, các thương lượng về khí hậu đã lờ đi vấn đề các năng lượng hóa thạch. Ngay cả Hiệp định khí hậu Paris cũng không hề đưa ra vấn đề các năng lượng hóa thạch, cho dù đây là thủ phạm gây 90% khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Nhà môi trường Rebecca Newsom, thuộc Greenpeace (Anh), cho rằng Liên minh BOGA như “một chiếc đinh mới đóng vào chiếc quan tài của các năng lượng hóa thạch”, nhưng đồng thời cảnh báo: Thế lực cổ vũ cho năng lượng hóa thạch còn rất mạnh. Những người vận động hành lang cho các năng lượng hóa thạch có mặt đông đảo tại COP26, với 503 thành viên, đông hơn nhiều so với thành viên các nước bị biến đổi khí hậu tác động nặng nề nhất. Theo Greenpeace, hơn 100 tập đoàn dầu khí có mặt tại COP26, 27 quốc gia có các nhân viên vận động hành lang cho năng lượng hóa thạch có mặt trong đoàn đàm phán quốc gia.

Tuy nhiên, cũng cần phải biết rằng những quốc gia, vùng lãnh thổ trong Liên minh BOGA đều không phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch, thậm chí nhập khẩu hoàn toàn.

Theo các chuyên gia, vấn đề mấu chốt là các nước giàu cần tìm được cách phối hợp với các nước chưa có phát thải lớn, nhằm giúp các quốc gia này đi theo lộ trình phát triển không phụ thuộc vào các năng lượng hóa thạch. Liên quan đến việc các công ty dầu mỏ tham gia vận động hành lang tại COP26, nhiều ý kiến cho rằng nên để các công ty dầu mỏ bảo vệ các lợi ích của họ một cách minh bạch trên bàn thương lượng, tuy không dành cho họ quyền quyết định nhưng cần phải buộc họ đối diện với trách nhiệm. Điều nguy hiểm hiện nay là các công ty dầu mỏ làm điều này một cách ngấm ngầm.

S.Phương