Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tìm ra phương pháp tự đo lường carbon của các loài cây rừng ngập mặn

06:30 | 10/11/2024

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đã có nghiên cứu phương pháp để cộng đồng có thể tự đo đếm sinh khối, đưa ra được hệ số quy đổi sinh khối tươi sang sinh khối khô của 3 loài bần, mắm, đước bằng các phương pháp khoa học tin cậy.
Tìm ra phương pháp tự đo lường carbon của các loài cây rừng ngập mặn
Bần, mắm, đước có lượng tăng trưởng carbon bình quân hằng năm lần lượt là 8,06 tấn/ha, 6,93 tấn/ha, 5,32 tấn/ha.

Buổi trao đổi khoa học “Đo lường carbon rừng ngập mặn - Cơ hội và thách thức - Trường hợp rừng ngập mặn Vĩnh Châu” diễn ra tại Trường Đại học Lâm nghiệp ngày 9/11 đã thảo luận về các giải pháp trong lĩnh vực bảo vệ rừng ngập mặn.

Nội dung đáng chú ý nhất được đưa ra tại buổi trao đổi là cộng đồng có thể tự đo đếm sinh khối, đưa ra được hệ số quy đổi sinh khối tươi sang sinh khối khô của 3 loài bần, mắm, đước bằng các phương pháp khoa học tin cậy.

Đây là một kết quả quan trọng của hoạt động đo lường carbon rừng ngập mặn tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng, đóng góp vào nội dung hướng dẫn kỹ thuật điều tra, đo đếm carbon rừng ngập mặn mới được Cục Lâm nghiệp ban hành tại Quyết định số 316/QĐ-LN-SXLN ngày 29/10/2024 để áp dụng cho toàn quốc.

Nghiên cứu do Viện Sinh thái rừng và Môi trường thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với AFV, ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng đối tác và cộng đồng thực hiện tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng trong 2 năm (11/2022 - 10/2024).

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 3 loài cây bần, mắm, đước thì lượng tăng trưởng carbon bình quân hàng năm của mắm là cao nhất với 8,06 tấn/ha, trong khi đó bần là 6,93 tấn/ha và đước là 5,32 tấn/ha. Trung bình tăng trưởng toàn khu vực là 6,77 tấn/ha/năm (tương đương 24,8 tấn CO2/ha/năm) với giá trị kinh tế từ rừng có thể đem lại hàng năm là từ 5-10 USD/tấn CO2/ha (tương đương 124 - 248 USD/ha/năm).

Tìm ra phương pháp tự đo lường carbon của các loài cây rừng ngập mặn
GS. TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp khẳng định về cơ sở khoa học, kỹ thuật của nghiên cứu.

Kết quả này mở ra cơ hội cho cộng đồng, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, về kinh tế xanh và tài chính cho các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, nắm bắt thêm được giá trị bảo vệ môi trường của rừng ngập mặn.

Với tính khoa học, chính xác và khả năng ứng dụng cao, phương pháp đo tăng trưởng carbon của nghiên cứu này đã được Cục Lâm nghiệp thẩm định và sử dụng để xây dựng và ban hành sổ tay hướng dẫn kỹ thuật điều tra, đo đếm carbon rừng ngập mặn. Đây là lần đầu tiên, một hướng dẫn chuyên ngành trong lĩnh vực này được ban hành, áp dụng trên phạm vi toàn quốc.

GS.TS Phạm Văn Điển - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp nhấn mạnh, Đại học Lâm nghiệp là trường đại học đầu ngành của cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp, được Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao chủ trì, phụ trách xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật xác định sinh khối và trữ lượng carbon rừng ngập mặn.

Đây là một nhiệm vụ trọng yếu nhằm thống nhất kỹ thuật đánh giá sinh khối và lượng carbon rừng ngập mặn ở Việt Nam. Nghiên cứu tại Vĩnh Châu giúp chúng ta tin tưởng rằng các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam cũng có thể xây dựng được công cụ kỹ thuật cao cho ngành, mở ra cơ hội làm chủ các thảo luận và chính sách về tài chính khí hậu cấp khu vực và toàn cầu.

Tìm ra phương pháp tự đo lường carbon của các loài cây rừng ngập mặn
Hoạt động thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

Là người trực tiếp tham gia đo đếm carbon rừng, bà Lê Thị Nữ, thành viên tổ bảo vệ rừng ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, lúc đầu đoàn nghiên cứu e ngại hoạt động này, cho rằng carbon rừng là điều gì đó mơ hồ.

“Tuy nhiên, sau 5 lần tham gia đo đếm carbon cùng với các chuyên gia của Viện Sinh thái rừng và Môi trường và các cán bộ kiểm lâm Vĩnh Châu, bây giờ, chúng tôi đã rất thành thạo và có thể hướng dẫn cho các thành viên khác của tổ bảo vệ rừng cũng như cộng đồng về cách giám sát carbon rừng, đo lường được sinh trưởng của cây rừng. Cứ mỗi lần đo, chúng tôi lại so với kết quả của lần đo trước, thấy cây rừng lớn lên, chúng tôi rất vui, thấy việc làm của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều”, bà Nữ bộc bạch.

Trong khuôn khổ sự kiện, ngoài giới thiệu kết quả nghiên cứu, tọa đàm giữa đại diện cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền, nhà khoa học và người dân đã xoay quanh các vấn đề kỹ thuật và khả năng ứng dụng phương pháp đo carbon vào việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn tại cộng đồng.

Nghiên cứu và tập huấn cho cộng đồng nằm trong khuôn khổ của dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long - giai đoạn 1” (gọi tắt là dự án B4) được Bộ Khí hậu, Môi trường và Năng lượng Cộng hòa Áo thông qua Tổ chức Bánh mỳ Thế giới (BfdW) tài trợ và được Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, UBND thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thực hiện.

Phương Thảo

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-nha
  • pvoil-duong-xa-them-gan