Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

"Kịch bản" nào cho Hà Nội trong 8 ngày giãn cách xã hội còn lại?

08:02 | 31/07/2021

428 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau 7 ngày thực hiện giãn cách xã hội, Hà Nội đã ghi nhận 434 ca mắc Covid-19 mới. Liệu với 8 ngày còn lại, Hà Nội có kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn?
Kịch bản nào cho Hà Nội trong 8 ngày giãn cách xã hội còn lại? - 1
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa ở mọi chỗ, mọi nơi, mọi lúc để kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong 15 ngày giãn cách xã hội (Ảnh: Mạnh Quân).

Cần quyết liệt hơn nữa ở mọi chỗ, mọi nơi, mọi lúc

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, dù Hà Nội đã thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố được 7 ngày (từ ngày 24/7) nhưng số ca mắc chưa thể thuyên giảm ngay được vì có các ca bệnh đã bị nhiễm từ trước những ngày thực hiện giãn cách. Bây giờ, Hà Nội xét nghiệm và phát hiện được các ca mắc Covid-19 vì thời gian ủ bệnh của vi rút SARS-CoV-2 là 14 ngày.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp mắc Covid-19 không rõ nguồn lây, được phát hiện thông qua xét nghiệm sàng lọc đối với người có triệu chứng ho, sốt. "Điều này chứng tỏ trong cộng đồng đang có nhiều ổ dịch "lẩn khuất". Đặc biệt, số ca mắc Covid-19 mới trên địa bàn Hà Nội được phát hiện mỗi ngày không cao nhưng các ổ dịch đã rải rác ở khắp các quận, huyện" - ông Phu nhận định.

Vì vậy, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, hiện chưa thể đánh giá, nhận định được Hà Nội sẽ đối mặt với "kịch bản" nào khi thực hiện nốt 8 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

"Có thể tới đây, Hà Nội sẽ lấy mẫu rộng hơn ở xung quanh các ổ dịch, lấy mẫu ở khu công nghiệp, các chợ trên địa bàn… để đánh giá nguy cơ. Kết hợp với việc từ nay đến hết ngày giãn cách xã hội, tình hình dịch bệnh diễn ra thực tế thế nào thì mới có kết luận chính thức được" - ông Phu nói.

Việc Hà Nội quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố kể từ ngày 24/7 vừa qua được PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá là quyết liệt, kịp thời. Bởi lẽ, so với các địa phương khác, Hà Nội là nơi người dân đi lại nhiều, tập trung giao thương nhiều, các cơ quan xí nghiệp vẫn hoạt động… Trong khi đó, chủng vi rút mới lây lan nhanh.

Tuy nhiên, để kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong 15 ngày giãn cách xã hội, ông Phu cho rằng Hà Nội phải làm quyết liệt hơn nữa ở mọi chỗ, mọi nơi, mọi lúc. "Trong thời gian giãn cách vừa qua, Hà Nội đã làm nghiêm rồi nhưng vẫn cần phải nghiêm hơn nữa" - ông Phu nhấn mạnh.

Kịch bản nào cho Hà Nội trong 8 ngày giãn cách xã hội còn lại? - 2
Đêm Hà Nội lặng thinh trong những ngày giãn cách xã hội. Ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền không bóng người. (Ảnh: Mạnh Quân)

Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Tuyến - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết, hàng ngày, Thường trực Thành ủy vẫn liên tục chỉ đạo UBND TP về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị thì rất cần sự ủng hộ, chấp hành nghiêm túc các chỉ thị phòng, chống dịch từ phía nhân dân. Có như vậy mới có thể nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn.

Kịch bản nào cho Hà Nội trong 8 ngày giãn cách xã hội còn lại? - 3
Việc lấy mẫu rộng hơn ở xung quanh các ổ dịch, lấy mẫu ở khu công nghiệp, các chợ trên địa bàn… sẽ giúp Hà Nội đánh giá thêm về nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn (Ảnh: Mạnh Quân).

Tận dụng 15 "ngày vàng" để khống chế dịch

Trước đó, ngày 24/7, Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách toàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Thủ đô liên tiếp ghi nhận các ca mắc mới ngoài cộng đồng chưa rõ nguồn lây. Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, thành phố thực hiện giãn cách trong 15 ngày là điều tất yếu vì nguy cơ lây lan dịch trên địa bàn đang rất lớn; việc này trước hết nhằm bảo vệ an toàn tính mạng người dân.

Ông yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp thành phố phải tranh thủ từng phút, từng giờ, bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa "thời gian vàng" 15 ngày giãn cách để khống chế dịch, đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.

Nhấn mạnh vai trò trung tâm, chủ thể của người dân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Bí thư Đinh Tiến Dũng kêu gọi mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; đảm bảo các quy tắc phòng dịch.

"Ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong lúc này là vô cùng quan trọng. Tôi mong rằng, từng cá nhân hãy cố gắng có trách nhiệm với sức khỏe bản thân và cộng đồng" - ông Dũng bày tỏ.

Mới đây, phát biểu tại cuộc họp trực tuyến giữa Sở Chỉ huy phòng, chống dịch thành phố với các sở, ngành, địa phương, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, công tác phòng, chống dịch còn lâu dài, không chỉ 15 ngày giãn cách xã hội nên thành phố phải có kế hoạch, kịch bản lâu dài để nắm thế chủ động.

Theo ông Phong, trước mắt cần phân công lại công việc của lực lượng tuyến đầu cho hợp lý hơn, tập trung đúng vào nhiệm vụ, chức năng chính; vừa giảm tải vừa bảo đảm hiệu quả. Ông đã đề nghị các địa phương phải tăng cường các biện pháp phòng thủ để giữ an toàn cho các địa bàn chưa có F0, tạo thành các "vùng xanh" trong thành phố.

Kịch bản nào cho Hà Nội trong 8 ngày giãn cách xã hội còn lại? - 4
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ chủ chốt các cấp cần xác định rõ việc phòng, chống dịch là sứ mệnh, là nhiệm vụ chính trị ưu tiên số 1 (Ảnh: Thành Trung).

Cho phép áp dụng các biện pháp phòng dịch mạnh hơn

Tính từ ngày 24/7 đến hết ngày 30/7, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tổng số ca mắc trên địa bàn là 434 ca. Đáng chú ý, riêng ngày 30/7, thành phố ghi nhận 119 ca nhiễm SARS-CoV-2.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, trọng tâm trong quá trình giãn cách xã hội là thực hiện đúng nguyên tắc: Khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh; không để tình trạng "ngoài chặt, trong lỏng".

Các cấp, các ngành đồng loạt tăng cường kiểm tra, giám sát đột xuất, bất ngờ trên toàn địa bàn, bảo đảm chặt chẽ từ cơ sở; trọng tâm là việc chấp hành của người dân đối với quy định "chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết".

Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn có thể áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn Chỉ thị số 17/CT-UBND đối với địa bàn có nguy cơ cao. Đây là thẩm quyền đã được thành phố phân cấp cụ thể.

Ngày 30/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ra chỉ thị, nhấn mạnh 6 vấn đề trọng tâm cần tăng cường để tận dụng khoảng thời gian giãn cách xã hội. Trong đó, cơ quan này yêu cầu cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ chủ chốt các cấp nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng về giãn cách xã hội để tập trung phòng, chống dịch Covid-19.

Đặc biệt, cần xác định rõ đây là sứ mệnh, là nhiệm vụ chính trị ưu tiên số 1 để bảo vệ an toàn, tính mạng nhân dân, bảo vệ cuộc sống yên bình và tương lai phát triển của Thủ đô, của đất nước.

Cùng với phòng, chống dịch, các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp phải quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế trong xã hội…

Theo Dân trí

Hà Nội: Trường hợp thực sự cần thiết mới đến công sở làm việcHà Nội: Trường hợp thực sự cần thiết mới đến công sở làm việc
Bộ GD&ĐT điều chỉnh lịch tuyển sinh đại học 2021 vì dịch Covid-19Bộ GD&ĐT điều chỉnh lịch tuyển sinh đại học 2021 vì dịch Covid-19
"Tiền hỗ trợ khó khăn do Covid-19 đến đúng lúc chúng tôi cần..."
Bổ sung các giải pháp hỗ trợ người dân, doang nghiệp chịu tác động của dịch COVID-19Bổ sung các giải pháp hỗ trợ người dân, doang nghiệp chịu tác động của dịch COVID-19
Biến chủng Delta cản đường các nước chiến thắng Covid-19Biến chủng Delta cản đường các nước chiến thắng Covid-19
TP HCM tiêm vắc xin Covid-19 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lênTP HCM tiêm vắc xin Covid-19 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên