Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

"Không để lợi ích cục bộ cài cắm vào quá trình xây dựng luật"

17:58 | 03/11/2021

1,880 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh công tác lập pháp của Quốc hội phải liêm chính, không được để cho lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ cài cắm vào quá trình xây dựng luật.

Ngày 3/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV.

Hội nghị do Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu nhà Quốc hội đến các điểm cầu trong cả nước.

Chấm dứt hiện tượng "xếp gạch, đặt chỗ" xây dựng luật

Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày dự kiến Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, Chính phủ xác định 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu. Trong đó, tập trung soạn thảo, xây dựng, trình các dự án, dự thảo đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và 2022.

Theo ông Sơn, Chính phủ đã giao trách nhiệm cho 9 bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì bảo đảm trình Quốc hội đúng tiến độ, chất lượng.

Không để lợi ích cục bộ cài cắm vào quá trình xây dựng luật - 1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Thành Chung).

Bộ trưởng Trần Văn Sơn khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật. Theo đó, sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiên quyết không xem xét các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các dự án luật, dự thảo không bảo đảm chất lượng, thủ tục, thời hạn trình theo quy định.

Ở góc độ triển khai định hướng hoàn thiện pháp luật thuộc lĩnh vực xã hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, đề xuất lộ trình hoạch định chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2030 thuộc lĩnh vực bộ, ngành quản lý.

"Cần chấm dứt hiện tượng "xếp gạch, đặt chỗ", đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh một cách duy ý chí, không trên cơ sở nhu cầu thực sự, không dựa trên cơ sở bằng chứng, chưa được tổng kết, đánh giá đầy đủ; từng bước khắc phục tình trạng xây dựng luật chắp vá, manh mún, phải sửa đổi, bổ sung thường xuyên", ông Phong nhấn mạnh.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội còn đề nghị, kiên quyết không trình ra Quốc hội những dự án luật, pháp lệnh không bảo đảm chất lượng và tiến độ soạn thảo, không phục vụ các mục tiêu hoàn thiện thể chế và hiệu quả điều hành của Chính phủ mà phục vụ "lợi ích cục bộ" của các ngành, lĩnh vực.

Vào cuộc từ sớm để tránh "bắc nước sôi chờ gạo"

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, thể chế và hiệu lực của thể chế có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, vai trò của thể chế lại phụ thuộc lớn vào chất lượng của hệ thống pháp luật.

Theo ông Vương Đình Huệ, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng yêu cầu hệ thống pháp luật phải bảo đảm chất lượng cả về hình thức và nội dung. Chất lượng của dự án luật phải phản ánh thực tế cuộc sống, đáp ứng yêu cầu kiến tạo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo yêu cầu của điều ước quốc tế.

"Rõ ràng cuộc sống không thể hiện trong các văn bản pháp luật thì pháp luật khó lòng đi vào cuộc sống được", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Không để lợi ích cục bộ cài cắm vào quá trình xây dựng luật - 2
Hội nghị do Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức (Ảnh: Thành Chung).

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hiện nay, Quốc hội chỉ quyết định chương trình xây dựng pháp luật hàng năm. Vì vậy, kết luận của Bộ Chính trị cho định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ là "hết sức quan trọng" để Quốc hội xem xét quyết định chương trình xây dựng pháp luật hàng năm.

Ông Vương Đình Huệ giải thích, khi xem xét quyết định chương trình xây dựng pháp luật hàng năm mà có định hướng dài hạn thì chúng ta chủ động hơn, vào cuộc từ sớm, từ xa, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm tiến độ, cũng như tránh tình trạng "bắc nước sôi chờ gạo", dự luật cần thì không có để xem xét, thông qua.

Cùng với đó, chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không để xảy ra việc lồng ghép "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản luật; quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

"Chúng ta yêu cầu một Chính phủ liêm chính hành động phục vụ người dân, doanh nghiệp thì bản thân công tác lập pháp của Quốc hội cũng phải liêm chính. Không được để cho lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ cài cắm vào quá trình xây dựng luật", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Không thể chấp nhận dự án luật sơ sài

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đồng ý với việc kiên quyết không trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng và tiến độ.

"Tất cả các dự án luật và dự thảo Nghị quyết mà không đảm bảo chất lượng dứt khoát trả lại cơ quan trình. Tôi xin khẳng định lại tinh thần này, chúng ta không thể chấp nhận dự án luật sơ sài rồi đưa ra biểu quyết sau đó một thời gian ngắn lại phải sửa mà không đáp ứng yêu cầu kiến tạo, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế....", ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Theo ông, cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, người đứng đầu trong việc không hoàn thành nhiệm vụ để báo cáo Quốc hội, cấp có thẩm quyền. Coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là căn cứ để xem xét, đánh giá mức độ tín nhiệm khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Nhấn mạnh việc triển khai thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, hoàn thiện dự thảo kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cố gắng trình và ban hành ngay trong tuần này.

Ông Huệ cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có giải pháp tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng giám sát và phản biện xã hội đối với công tác xây dựng pháp luật; phát huy vai trò, trách nhiệm, tham gia có hiệu quả vào quy trình lập pháp.

Theo Dân trí

Giải bài toán sản lượng khai thác Dầu khíGiải bài toán sản lượng khai thác Dầu khí
Ủy ban QLVNN mong muốn Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ tạo thuận lợi cho Petrovietnam, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nướcỦy ban QLVNN mong muốn Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ tạo thuận lợi cho Petrovietnam, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước
Petrovietnam tích cực đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)Petrovietnam tích cực đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)
PV GAS góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)PV GAS góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)
Viện Dầu khí Việt Nam góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)Viện Dầu khí Việt Nam góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)
PVEP góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)PVEP góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)
BIENDONG POC góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)BIENDONG POC góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)
Kỳ 3: Quản lý nhà nước về dầu khí phù hợp với tình hình mớiKỳ 3: Quản lý nhà nước về dầu khí phù hợp với tình hình mới
Kỳ 2: Quản lý nhà nước về thăm dò khai thác dầu khí trên thế giớiKỳ 2: Quản lý nhà nước về thăm dò khai thác dầu khí trên thế giới
Kỳ 1: Mô hình quản lý nhà nước về dầu khíKỳ 1: Mô hình quản lý nhà nước về dầu khí
Kỳ 3: Gỡ “vướng” trong quá trình đầu tư dự án dầu khíKỳ 3: Gỡ “vướng” trong quá trình đầu tư dự án dầu khí
Kỳ 2: Đầu tư dự án dầu khí với “rào cản” về quy trình, thủ tụcKỳ 2: Đầu tư dự án dầu khí với “rào cản” về quy trình, thủ tục