Kho dự trữ quân sự của EU cạn kiệt
Ukraine tiết lộ quốc gia viện trợ máy bay chiến đấu và xe tăng chủ lực |
NATO sắp gửi cho Ukraine vũ khí vô hiệu hóa UAV tự sát |
Các nước EU liên tục viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi xung đột ở đây nổ ra hồi đầu năm 2022 (Ảnh: AFP). |
Trong một bài viết trên tài khoản mạng xã hội ngày 11/12, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell, thừa nhận sự thiếu chuẩn bị dẫn đến việc kho dự trữ quân sự của các nước thành viên cạn kiệt sau gần một năm viện trợ cho Ukraine.
"Chúng ta cung cấp vũ khí cho Ukraine, nhưng vì thế mà chúng ta nhận ra rằng kho dự trữ quân sự của mình đang cạn kiệt. Chúng ta cần duy trì khả năng viện trợ cho đến khi Ukraine giành chiến thắng", ông Borell viết.
Theo ông Borrell, thực trạng này là "lời cảnh tỉnh về năng lực quân sự" của EU. Ông cũng nhắc lại đánh giá trước đó rằng EU đang thiếu các năng lực phòng vệ quan trọng. Do vậy, ông kêu gọi các nước thành viên đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực này.
Ông đánh giá cao việc chi tiêu quân sự của EU năm 2021 lần đầu tiên vượt 200 tỷ euro. Các nước EU đang tiến gần hơn đến tiêu chuẩn của NATO về chi tiêu quân sự ở mức 2% GDP.
Theo số liệu thống kê của Viện Kinh tế Thế giới Kiel, tính đến tháng trước, EU và các quốc gia thành viên đã viện trợ hơn 11 tỷ USD cho Ukraine trong năm 2022. Các nước này cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine đến chừng nào có thể.
Trong khi đó, Nga cảnh báo, việc phương Tây "bơm" vũ khí cho Ukraine chỉ khiến xung đột kéo dài, làm tăng nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO.
Theo Dân trí
-
Nga đòi bồi thường hơn 1 tỷ đô la từ gã khổng lồ dầu mỏ Anh
-
Triển vọng thị trường khí đốt châu Âu vẫn còn eo hẹp
-
Chiến dịch bảo vệ rừng của châu Âu gặp trở ngại gì?
-
EU thắt chặt quy định các dự án hydro để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
-
EU sẽ không tham gia đàm phán về việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine
-
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc dự báo giảm tháng thứ 6 liên tiếp
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên