Hơn 20 quốc gia đồng ý tăng sản lượng hydro
Thỏa thuận giữa các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Úc và Đức đã được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng Hydro diễn ra tại Tokyo vào đầu tuần này.
Nhiều quốc gia đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng an ninh năng lượng chưa từng có lịch sử sau sau cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, với nguy cơ gián đoạn nguồn cung khí đốt vào thời điểm nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt và giá giao ngay cao ngất ngưởng.
Các quốc gia đồng ý tăng sản lượng hydro |
Đại diện Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi tin rằng việc tăng cường sản xuất và sử dụng carbon thấp và hydro tái tạo một cách bền vững có thể góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh năng lượng, tăng khả năng phục hồi và các mục tiêu khí hậu khác”.
Thỏa thuận không đưa ra chi tiết về cách đạt được mục tiêu sản lượng ngoài việc lưu ý rằng cần có nhiều quốc gia và khu vực cùng tham gia để thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tăng sản xuất hydro bền vững.
Hydro được coi là nhiên liệu xanh được lựa chọn trong tương lai và là chìa khóa cho các ngành công nghiệp khử carbon phụ thuộc vào than, khí đốt và dầu như sản xuất thép và hóa chất, lần lượt giúp chống lại sự nóng lên toàn cầu. Đây cũng là chìa khóa cho mục tiêu của Nhật Bản là đạt được mức phát thải ròng bằng “0” (net-zero) vào năm 2050.
Hydro xanh lam được sản xuất từ khí tự nhiên nhưng loại bỏ khí thải bằng cách thu giữ và lưu trữ carbon thải ra. Trong khi đó, hydro xanh lá được chiết xuất từ nước bằng phương pháp điện phân sử dụng năng lượng tái tạo.
Mục tiêu toàn cầu là sản xuất 90 triệu tấn hydro (bao gồm cả xanh lam và xanh lá) mỗi năm vào năm 2030. Mức này thấp hơn một chút so với mức 95 triệu tấn mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết cần phải có để giúp đạt được kịch bản net-zero vào năm 2050.
IEA cho biết trong một báo cáo gần đây: “Cần hỗ trợ nhiều hơn về chính sách để thúc đẩy việc sử dụng hydro mới và sạch hơn trong ngành công nghiệp nặng và vận tải đường dài".
Nhật Bản đặt mục tiêu tăng nguồn cung cấp hydro hàng năm, bao gồm cả nhập khẩu, lên ba triệu tấn vào năm 2030 từ mức hai triệu hiện nay.
H.A
-
Bản tin Năng lượng xanh: Lộ trình của Châu Phi hướng tới một hệ thống năng lượng lớn hơn và xanh hơn
-
Canada công bố nguyên tắc phân loại dự án năng lượng xanh
-
Kế hoạch năng lượng sạch của tân Tổng thống Mexico bị coi là "viển vông"
-
EU thắt chặt quy định các dự án hydro để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
-
Những công nghệ CCS mới, tiên tiến năm 2024 (Kỳ 16)
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU thay đổi quy tắc đấu giá dự án hydrogen để hạn chế sự hiện diện của công ty Trung Quốc
-
Bản tin Năng lượng xanh: Báo cáo của IRENA cho thấy tăng trưởng kỷ lục của năng lượng tái tạo thúc đẩy sự cạnh tranh về chi phí