Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hé lộ mối quan ngại nền kinh tế Đức

08:37 | 21/02/2024

3,698 lượt xem
|
Động lực tăng trưởng mạnh một thời của Liên minh châu Âu (EU) giờ đây dường như dễ bị tổn thương khi kinh tế Đức đang gặp nhiều bất ổn.
Tăng trưởng GDP của Đức đã giảm 0,3% trong năm 2023.
Tăng trưởng GDP của Đức đã giảm 0,3% trong năm 2023.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã tuyên bố rằng Đức không phải là “kẻ ốm yếu” của châu Âu mà là “một kẻ mệt mỏi”, sau những năm khủng hoảng gần đây.

Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế Đức đã chỉ ra điều gì đó còn hơn cả sự mệt mỏi. Mặc dù Đức có thể được mô tả là chỉ đang ở trong một cuộc suy thoái nhẹ, nhưng trên thực tế, nền kinh tế Đức không có triển vọng rõ ràng về sự phục hồi sắp diễn ra.

Bức tranh màu xám

Tăng trưởng GDP của Đức đã giảm 0,3% trong năm 2023, khiến Đức trở thành quốc gia công nghiệp hóa lớn duy nhất rơi vào suy thoái. Nợ quốc gia của Đức đã tăng khoảng 48 tỷ euro, đạt gần 2,6 nghìn tỷ euro trong năm qua. Mặc dù điều này thoạt nhìn có vẻ đáng báo động, nhưng điều quan trọng là phải xem xét bối cảnh kinh tế rộng hơn. Tỷ lệ nợ trên GDP của Đức hiện ở mức xấp xỉ 65%, vẫn thấp hơn so với nhiều nước phương Tây khác.

Hơn nữa, Đức đã thực hiện các giới hạn nghiêm ngặt về thâm hụt ngân sách, thể hiện cam kết thận trọng tài chính. Trước những biện pháp này, có một lập luận phản bác rằng Đức có thể cân nhắc việc gánh thêm nợ công để vực dậy nền kinh tế.

Trong khi đó, tâm lý của các doanh nghiệp ngày càng xấu đi vào đầu năm 2024, thể hiện qua Chỉ số Môi trường Kinh doanh của IFO được công bố vào tháng 1/2024, đã giảm xuống 85,2 điểm. Cả tình hình hiện tại và những kỳ vọng trong những tháng tới đều được đánh giá bi quan hơn đối với kinh tế Đức.

Viện IFO đã giảm dự báo tăng trưởng năm 2024 của Đức xuống 0,7%, so với mức dự đoán trước đó là 0,9%. Việc hạ dự báo này một phần là do việc cắt giảm thêm ngân sách liên bang, điều này trở nên cần thiết do phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang cấm tái sử dụng các quỹ kích thích Covid còn sót lại.

Mối lo ngại ngày càng tăng

Nền kinh tế Đức đang trên bờ vực khủng hoảng khi quá trình phi công nghiệp hóa bắt rễ sâu. Các công ty, do những cân nhắc về kinh tế, đang ngày càng chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, gây ra mối đe dọa đáng kể cho một quốc gia phụ thuộc nhiều vào sản lượng công nghiệp. Xu hướng này có những hậu quả ngay lập tức và sâu sắc, vượt xa những tác động rõ ràng đối với các ngành công nghiệp. Việc doanh nghiệp Đức dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài có thể kéo theo sự gia tăng tình trạng sa thải lao động, làm trầm trọng thêm những thách thức kinh tế mà lực lượng lao động phải đối mặt.

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã tuyên bố rằng Đức không phải là “kẻ ốm yếu” của châu Âu mà là “một kẻ mệt mỏi”.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã tuyên bố rằng Đức không phải là “kẻ ốm yếu” của châu Âu mà là “một kẻ mệt mỏi”.

Vào tháng 11/2023, theo dữ liệu sơ bộ từ Cục Thống kê Liên bang (Destatis), xuất khẩu của Đức đã giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi nhập khẩu ghi nhận mức giảm lên tới 12,2%.

Mặc dù trọng tâm chính là bối cảnh công nghiệp, nhưng điều quan trọng là phải thừa nhận mối liên hệ giữa những thay đổi này. Một trường hợp điển hình là ngành công nghiệp hóa chất của Đức đang rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng và kéo dài, mất khoảng 23% năng lực sản xuất.

Hơn nữa, các nhà quản lý hàng đầu đã bày tỏ sự hoài nghi đáng kể về khả năng phục hồi nhanh chóng của nganh này. Những thách thức này càng trở nên trầm trọng hơn do Đức phải vật lộn với chi phí năng lượng cao, đặc biệt ảnh hưởng đến các ngành tham gia cạnh tranh toàn cầu. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết những thách thức này, chẳng hạn như gói trợ giá điện trị giá hàng tỷ USD, thành công vẫn còn hạn chế.

Trong khi đó, theo báo cáo của Deloitte, hai trong số ba công ty của Đức đã chuyển một phần hoạt động ra nước ngoài một cách đáng báo động do cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở nước này. Xu hướng này đặc biệt rõ rệt trong các lĩnh vực quan trọng như cơ khí, hàng công nghiệp và công nghiệp ô tô, nơi 69% công ty đã chuyển dịch hoạt động ở mức độ vừa phải hoặc lớn.

Những phát hiện chính từ báo cáo của Deloitte đã làm sáng tỏ lý do đằng sau sự thay đổi đáng kể này. Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng quyết định chuyển hoạt động ra nước ngoài của họ là do giá năng lượng cao và lạm phát. Đáng chú ý, các công ty trong các ngành này đang có kế hoạch di dời không chỉ sản xuất linh kiện có tay nghề thấp mà cả các quy trình sản xuất có tay nghề cao.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Kinh tế Mỹ gặp khó trước nguy cơ Chính phủ phải đóng cửaKinh tế Mỹ gặp khó trước nguy cơ Chính phủ phải đóng cửa
Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởngNền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng
Tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tếTăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
Kinh tế Đức suy giảm, Kinh tế Đức suy giảm, "báo động đỏ" cho châu Âu
Nền kinh tế Ả Rập Xê-út suy giảm lần đầu kể từ năm 2021Nền kinh tế Ả Rập Xê-út suy giảm lần đầu kể từ năm 2021
Ngạc nhiên nền kinh tế ấn tượng nhất năm 2023Ngạc nhiên nền kinh tế ấn tượng nhất năm 2023