Các hãng hàng không phối hợp xây dựng kế hoạch khai thác dịp cao điểm hè 2024
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam chủ động phối hợp với các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong công tác xây dựng các chương trình, kế hoạch khai thác đến các địa phương, các quốc gia trọng điểm về du lịch. Qua đó nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động du lịch nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, xây dựng các chương trình, kế hoạch khai thác đến các địa phương, các quốc gia trọng điểm về du lịch, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, vận tải hàng hóa, thúc đẩy phát triển du lịch cũng như triển khai các nhiệm vụ phục vụ hành khách vào giai đoạn nghỉ lễ (30/4 đến 1/5), giai đoạn cao điểm hè năm 2024.
Các hãng hàng không phối hợp xây dựng kế hoạch khai thác dịp cao điểm hè 2024. |
Ngoài ra, Cục cũng đề nghị các hãng hàng không căn cứ nguồn lực, nhu cầu thị trường và tối ưu hóa giờ khai thác của máy bay, khẩn trương xây dựng kế hoạch khai thác tăng chuyến ngay từ thời điểm hiện tại trên các đường bay nội địa từ phía Bắc đến phía Nam, bao gồm tăng cường khai thác vào các khung giờ tối và đêm để kịp thời đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.
Cục Hàng không Việt Nam dự báo thị trường hàng không Việt Nam sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối năm 2024. Năm 2024, tổng nhu cầu vận chuyển hành khách bằng đường hàng không ước khoảng 84,2 triệu khách, tăng 15% so với năm 2023 và tăng 6% so với năm 2019.
Nhu cầu vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam dự kiến khoảng 61 triệu hành khách, tăng 9,3% so với năm 2023 và tăng 10,9% so với năm 2019. Trong đó, vận chuyển hành khách nội địa đạt khoảng 41,5 triệu khách, tăng 3,3% so với năm 2023 và tăng 11% so với năm 2019; vận chuyển hành khách quốc tế đạt 19,5 triệu khách, tăng 24,6% so với năm 2023 và tăng 10,6% so với năm 2019.
Thị trường được dự báo sẽ đón nhận những thuận lợi và tín hiệu tích cực từ các chính sách phát triển du lịch của các địa phương trong nước và các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện nâng cao khả năng khai thác các đường bay nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, việc các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu, mở thêm các đường bay cũng là cơ hội để phát triển thị trường.
Tuy nhiên, những thách thức, rủi ro mà ngành hàng không phải đối mặt cũng không ít: Những yếu tố tiêu cực tác động đến tăng trưởng, phát triển kinh tế trong nước và quốc tế (nguy cơ về lạm phát và tỉ giá tiếp tục gia tăng, nhiều quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt tại, mức lãi suất chưa giảm theo thực tế...); diễn biến bất lợi của giá nhiên liệu hàng không; nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ngành hàng không; tình hình triệu hồi, bảo dưỡng động cơ máy bay của nhà sản xuất Pratt&Whitney ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực khai thác của các hãng hàng không...
Cao điểm Tết Nguyên đán vừa qua, thị trường vận tải hàng không nội địa giảm 13% so với năm 2023. Những diễn biến của thị trường, của nhu cầu hành khách cũng như khả năng cung ứng vận tải của các hãng không do điều kiện máy bay bảo dưỡng, động cơ máy bay bị triệu hồi… là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình hình khai thác của các hãng hàng không trong năm 2024. Trong khi đó, cao điểm Tết Nguyên đán vừa qua, thị trường vận tải hàng không quốc tế ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ với xấp xỉ 748,6 ngàn khách (tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023).
Minh Châu
-
Hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát động chiến dịch "Bay nhẹ tới Côn Đảo"
-
Mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển du lịch - điện ảnh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
-
Phát động chương trình bình chọn điểm đến du lịch hấp dẫn TP HCM và 13 tỉnh ĐBCSL
-
Các hãng hàng không vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ
-
Tin tức kinh tế ngày 11/11: Các "ông lớn" công nghệ nộp hơn 8.600 tỷ đồng tiền thuế
-
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng lên 4,55%
-
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ?
-
Thống đốc NHNN nêu giải pháp để hoạt động tín dụng gắn với phát triển kinh tế xanh
-
Kiểm soát rủi ro và những lưu ý đối với doanh nghiệp