Khí đốt của Nga là một phước lành đối với nền kinh tế Đức
Cú sốc năng lượng mới, 10% nguồn cung LNG toàn cầu sắp bị đe dọa |
Đức có nguy cơ thiếu khí đốt tự nhiên trong nhiều năm tới |
Ảnh minh họa |
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Stuttgarter Zeitung ngày 11/8, ông Baron nói bằng cách theo đuổi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga và từ chối nguồn cung cấp năng lượng của nước này, Đức đang tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm khi chuyển từ sự phụ thuộc năng lượng này sang sự phụ thuộc năng lượng khác.
“Chúng tôi đóng các nhà máy điện hạt nhân và nhà máy nhiệt điện than, ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng tái tạo, mặc dù không có cơ sở lưu trữ,” ông nói.
Bất chấp hoạt động quân sự đang diễn ra của Nga ở Ukraine, điều mà Đức phản đối, nước này nên bắt đầu nhập khẩu lại khí đốt của Nga, ông Baron nhấn mạnh.
Ông nói : “Khí đốt của Nga là một phước lành cho nền kinh tế Đức và sự thịnh vượng của chúng tôi.” Đồng thời ông cho rằng “ thật vô lý khi nghĩ sử dụng khí đốt của Nga là chúng tôi đang tài trợ cho cuộc xung đột của Putin ở Ukraine.” Vì phần lớn dân số cần khí đốt để sưởi ấm nhà vào mùa đông, ông giải thích, “chúng ta không thể để nó phụ thuộc vào điều kiện xung đột – khí đốt là một nhu cầu thuần túy.”
Đầu tuần trước, một nghị sĩ Đức khác, Uwe Schulz, thừa nhận các biện pháp trừng phạt đã không thể gây bất ổn cho Nga mà thay vào đó đã tàn phá nền kinh tế Đức.
“Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga đang dẫn nước Đức và hoạt động kinh tế của nước này tiến thẳng đến giai đoạn phi công nghiệp hóa ,”chính trị gia này nói. Ông kêu gọi chính phủ ngay lập tức“dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga ” để “ ngăn chặn thêm thiệt hại kinh tế. ”
Đức phụ thuộc vào Nga để đáp ứng 40% nhu cầu khí đốt trước năm 2022 và là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do sự sụt giảm nguồn cung năng lượng của Nga trong số các nước EU vào năm ngoái. Các chuyến hàng đã bị giảm đáng kể hoặc bị dừng hoàn toàn sau khi Brussels áp đặt nhiều vòng trừng phạt đối với Moscow để đối phó với cuộc xung đột ở Ukraine. Nhóm các nhà điều hành kho khí đốt INES của Đức đã cảnh báo trong tuần trước rằng nước này sẽ có nguy cơ thiếu khí đốt cho đến ít nhất là mùa đông năm 2026/2027.
Yến Anh
RT
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”