EU tăng thuế các công ty nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng
Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ công bố chi tiết dự thảo trong tuần này, sau đó sẽ yêu cầu bỏ phiếu từ khối 27 thành viên.
Theo Reuters, dự thảo cũng được cho là bao gồm các khoản cứu trợ cho các công ty điện có nguy cơ sụp đổ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng gia tăng.
Bản dự thảo có tên gọi là "đóng góp đoàn kết", sẽ nhắm vào các công ty dầu khí, than và lọc dầu dựa trên "lợi nhuận thặng dư chịu thuế được thực hiện trong năm tài chính 2022".
"Thực tế là các công ty tạo ra lợi nhuận thặng dư không thể đoán trước và khoản lợi nhuận này không tương ứng với bất kỳ lợi nhuận thường xuyên nào mà các thực thể này sẽ hoặc có thể mong đợi thu được trong hoàn cảnh bình thường", nguồn tin cho hay.
Hãng tin Bloomberg báo cáo rằng, tài liệu này đề cập đến các khoản đóng góp tài chính từ các công ty nhiên liệu hóa thạch như một khoản thu "đặc biệt và tạm thời". Dự thảo này có cơ hội được thông qua cao hơn vì nó yêu cầu đa số phiếu bầu.
Nếu được thông qua, quy định mới sẽ bao gồm một tỷ lệ tối thiểu cho "đóng góp đoàn kết" từ các công ty nhiên liệu hóa thạch, trong khi mỗi quốc gia thành viên EU có thể tăng tỷ lệ đó, nhưng không giảm.
Dự thảo cũng chỉ ra rằng EU đang chuẩn bị đề xuất cắt điện bắt buộc trong toàn khối, được hiểu là một động thái hướng tới phân bổ năng lượng như một biện pháp để tránh vòng xoáy của một cuộc khủng hoảng năng lượng hiện đã trở nên trầm trọng hơn sau khi Nga cắt dòng khí đốt qua Nord Stream 1.
Theo Bloomberg, các mục tiêu cắt giảm điện trong dự thảo đề xuất tìm cách cắt giảm mức tiêu thụ tổng thể, cũng như giảm nhu cầu trong những giờ cao điểm vào các ngày trong tuần.
Dự thảo cũng thảo luận về giới hạn doanh thu "quá mức" của các công ty sản xuất điện không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
10 thành viên EU phản đối kế hoạch áp giá trần khí đốt Nga | |
EU chia rẽ trong việc áp giá trần đối với riêng khí đốt Nga | |
Tin Thị trường: EU chuẩn bị phương án khẩn cấp để giới hạn giá khí đốt |
Bình An
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11