Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nhiệt điện Mạo Khê:

Dùng than xấu để có điện... sạch?

09:56 | 12/04/2013

1,030 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Ngày 12/4, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Ngoài mục tiêu lớn nhất - đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia - dự án còn là niềm tự hào của những cán bộ, công nhân ngành than làm điện trong thời đại mới…

Sạch bóng than xấu Đông Triều

Là một những lĩnh vực cốt lõi trong định hướng sản xuất kinh doanh, công nghiệp điện luôn nhận được sự quan tâm sâu sát và bài bản từ nhiều thế hệ lãnh đạo Vinacomin. Trong các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, ngành than cũng giữ một vị trí chiến lược bên cạnh “anh cả” là Tập đoàn Điện lực (EVN) và người anh em Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Lịch sử làm điện hằng năm đã vẽ nên một bản đồ điện cho riêng Vinacomin với hệ thống các nhà máy nhiệt điện chạy than Cao Ngạn, Na Dương, Cẩm Phả 1 và 2, Sơn Động... Bởi vậy, quyết định xây dựng một nhà máy nhiệt điện giữa “lòng” vùng than mẹ Đông Triều vào thời điểm năm 2009 không còn là một “sáng tạo” mang tính đột phá nữa. Vậy, điều gì khiến Vinacomin tự hào về Nhiệt điện Mạo Khê?

Có 2 lý do lớn thôi thúc tập thể cán bộ, người lao động ngành than làm bằng được, đó là an ninh năng lượng và tận dụng tối đa than cám từ hai “siêu mỏ” Mạo Khê và Uông Bí, từ đó giải quyết triệt để khâu phát triển bền vững cho môi trường vùng Đông Triều rộng lớn. Như mọi người đều biết, than nguyên khai gồm than cục, than xô và than cám. Than cám mỏ Mạo Khê có nhiệt lượng thấp, chỉ trên dưới 4.000kcl/kg, đặc biệt rất khó tiêu thụ ở thị trường nội địa. Bởi vậy, ngay trong việc lựa chọn công nghệ cho nhà máy, tiêu chí rẻ tiền, bền vững cả môi trường lẫn trang thiết bị, lại làm sao thích hợp với việc tận thu than xấu... cũng được đặt lên hàng đầu. Có vài đối tác Ba Lan, Ukraina, Nhật Bản... chào công nghệ, nhưng cuối cùng Vinacomin lựa chọn Tập đoàn Điện lực Khải Địch Vũ Hán (Trung Quốc).

Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê đã vận hành thương mại từ 3 tháng nay    

“Môi trường đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm, đặc biệt là đối với các vùng khai thác than lâu đời cũng như từ chính bản thân dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện. Vì vậy, nếu Chủ tịch Trần Nghĩa Long của nhà thầu Khải Địch Vũ Hán không cam kết mạnh mẽ về tiến độ lắp đặt, chất lượng lò hơi cũng như thời gian chuyển giao thì Vinacomin không bao giờ lựa chọn họ”, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinacomin Đoàn Văn Kiển nhớ lại thời điểm chuẩn bị xây dựng nhà máy. “Việc sử dụng công nghệ lò hơi sôi tuần hoàn (CFB) sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn nhiều về môi trường so với công nghệ lò hơi đốt than phun.

Trong đó, khả năng khử lưu huỳnh trong khói thải bằng việc đốt kèm đá vôi trong buồng đốt, khử bụi tĩnh điện hiệu suất cao, lớn hơn 99,8%. Xây dựng ống khói cao 150m, hệ thống nước thải khép kín, tái sử dụng nước thải sau khi xử lý, hạn chế thấp nhất việc thải nước ra ngoài môi trường. Ngoài ra, do hiệu suất đốt than cao, hàm lượng lượng than không cháy hết trong tro xỉ thấp (than cháy kiệt) nên tro xỉ thải ra có thể tận dụng làm vật liệu xây dựng, sử dụng trong san lấp mặt bằng, làm đường… Bản thân công đoạn vận chuyển than từ mỏ đến kho nhà máy và tro xỉ ra bãi, nhà máy cũng sử dụng hệ thống băng tải ống kín để hạn chế tối đa phát tán bụi ra không khí.

Sau nửa năm vận hành thử nghiệm, rồi vận hành thương mại, điều phấn khởi nhất là than chất lượng xấu đã sạch bóng ở Đông Triều!”. Theo phân tích của ông Kiển, Trung Quốc là quốc gia phát thải lớn, nguồn từ các nhà máy nhiệt điện chiếm tới 80% lưới điện quốc gia. Nếu không sử dụng công nghệ sử dụng than tạp, than chất lượng xấu để phục vụ các nhà máy nhiệt điện thì Trung Quốc đã kiệt sức vì chạy theo than chất lượng tốt, vốn có giá thành cao và số lượng hạn chế.

Theo thiết kế, Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê - Vinacomin gồm 2 tổ máy được bố trí theo hình khối, mỗi tổ máy có 1 lò (CFB), 1 turbine hơi, 1 máy phát, 1 máy biến áp tăng áp. Sau 36 tháng xây dựng, Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê - Vinacomin đã chính thức hòa lưới điện quốc gia. Nhà máy được xây dựng trên địa bàn thuộc 3 xã: Xuân Sơn, Tràng An và Bình Khê thuộc huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Nhà máy có công suất 440MW, với tổng số vốn đầu tư 577 triệu USD (tương đương gần 10.000 tỉ đồng), dự kiến mỗi năm cung cấp lên lưới điện quốc gia tới 2,5 tỉ kWh.

Tốc độ nước rút

Với vị thế nhà máy nhiệt điện trọng điểm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia VII (Quy hoạch điện VII), Ban QLDA đã thể hiện đậm nét vai trò của ý chí tập thể trong tiến độ thi công. ÔngTrần Văn Giang, Giám đốc Ban QLDA khẳng định: Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất về môi trường và là một công trình bền vững, tận thu tối đa và nâng cao giá trị hiệu quả nguồn than, là cơ hội việc làm cho lao động ngành than và lao động tại địa phương. Ngoài ra, việc cung cấp điện trực tiếp cho khu công nghiệp xung quanh nhà máy là tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh và đa dạng khu công nghiệp trẻ Đông Triều - Quảng Ninh.

Trong tổng số vốn đầu tư của dự án là 577 triệu USD, tỷ lệ cơ cấu là 20% vốn chủ sở hữu và 80% vốn vay. “Một trong những yếu tố đẩy nhanh tiến độ là công tác giải ngân theo quy trình. Cứ 1 hạng mục công trình, hoàn thiện hồ sơ, biên bản nghiệm thu của chủ đầu tư và nhà thầu, hoàn thiện hồ sơ, bản vẽ, lên khối lượng hoàn thành sau khi cắt giảm phần trăm tạm ứng và thanh toán 80% khối lượng hoàn thành. Điều quan trọng là sự phối hợp nhịp nhàng giữa chủ đầu tư, nhà thầu và chính quyền địa phương. Vinacomin đã có nhiều bài học từ các doanh nghiệp Nhà nước khác trong việc chậm tiến độ, từ đó đội giá thành lên cao. Vốn đối ứng của chủ sở hữu dù chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng cũng là tiền mồ hôi công sức của hàng vạn anh em ngành than. Anh em đã tin tưởng thì Ban Quản lý chúng tôi không thể chậm trễ ngày nào để lãng phí, dù chỉ một đồng trong số đó”, ông Giang lý giải.

Nguyên Chủ tịch Vinacomin Đoàn Văn Kiển lại cho rằng, chính kinh nghiệm từ việc quản lý và xây dựng các Nhà máy Nhiệt điện khác như Na Dương, Cao Ngạn, Cẩm Phả... đã giúp đội ngũ cán bộ làm điện của Vinacomin “dắt lưng” kha khá vốn kinh nghiệm quản lý và điều hành dự án. “Một bài học mới về làm dự án giữa thời điểm khó khăn và tạo hiệu ứng tốt trong dư luận xã hội, tôi cho là như vậy. Không chỉ tiết kiệm tiền của anh em, mà Nhiệt điện Mạo Khê còn mang dáng dấp của công trình trọng điểm quốc gia. Tôi mong có nhiều Mạo Khê hơn nữa để Vinacomin tận thu nguồn than xấu trong suốt thời gian đã trở thành gánh nặng”, ông Kiển phấn khởi nói khi Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê sắp bước vào giờ G.

Nếu Chính phủ tháo gỡ được nút thắt ở giá điện thì chẳng có lý do gì để Vinacomin không hết lòng vì an ninh năng lượng. Theo tìm hiểu của người viết, lâu nay các nhà máy điện của than chỉ “được” bán giá điện thành phẩm bằng khoảng 70-80% so với một nhà máy tương tự của EVN, rất khó khăn. Như vậy, với hộ tiêu dùng trong nước lớn nhất là EVN, Vinacomin đã thiệt kép ở cả giá bán than cho EVN phát điện lẫn giá bán điện thương phẩm từ các Nhà máy nhiệt điện được EVN mua lại.

Hữu Tùng