Đức nỗ lực giảm phụ thuộc dầu khí của Nga
Thủ tướng Đức và Tổng thống UAE chứng kiến lễ ký thỏa thuận cung cấp LNG và diesel của UAE cho Đức |
Khởi hành từ ngày 24/9, ông Olaf Scholz đã đến thăm Abu Dhabi để củng cố mối quan hệ đối tác năng lượng. Ông hy vọng sẽ tìm được nguồn cung thay thế cho Nga và làm dịu tình hình khủng hoảng năng lượng do chiến tranh Nga - Ukraine.
Ông Sultan al-Jaber - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp UAE đã hoan nghênh một “thỏa thuận mới mang tính lịch sử”, giúp “củng cố mối quan hệ đối tác năng lượng đang ngày càng phát triển giữa UAE và Đức”. Thủ tướng Đức cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Ông Mohammed bin Zayed Al Nahyan - Tổng thống UAE cho biết đã trao đổi với ông Olaf Scholz “về những cơ hội hợp tác khác trong các lĩnh vực như an ninh năng lượng, giảm phát thải và hành động vì khí hậu”.
Theo thỏa thuận, thông qua công ty dầu khí nhà nước ADNOC, UAE sẽ xuất khẩu lô hàng LNG đầu tiên sang Đức vào cuối năm 2022. Những lô hàng tiếp theo sẽ được xuất khẩu trong năm 2023. Cảng LNG nổi tại Brunsbuettel (miền Bắc nước Đức) sẽ đi vào hoạt động để tiếp nhận những lô hàng này.
Còn dầu diesel sẽ được giao trực tiếp từ tháng 9. Theo thỏa thuận, UAE sẽ cung cấp cho Đức khoảng 250.000 tấn dầu diesel/tháng trong năm 2023.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) và Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu UAE Mariam Almheiri tại Abu Dhabi, ngày 25/9/2022 |
Nỗ lực “cai nghiện” dầu của Nga
Trước đó, ông Olaf Scholz tuyên bố Đức quyết tâm không bao giờ phụ thuộc vào một nhà cung cấp năng lượng duy nhất nữa. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tái phạm sai lầm bằng cách chọn phụ thuộc vào một nhà cung cấp đơn lẻ và các quyết định của họ. Hiện nay, Đức đang đầu tư hoàn thiện những cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt. Nhờ vậy, Đức sẽ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp bên đầu kia đường ống. Ngoài ra, chúng tôi cần bảo đảm sản phẩm LNG toàn cầu sẽ đạt chất lượng cao. Như vậy, LNG mới đáp ứng được nhu cầu mạnh mẽ của Đức. Từ đó, chúng tôi mới không bị buộc phải quay lại với dầu khí của Nga”.
Trong một chuyến thăm công viên rừng ngập mặn, Thủ tướng Đức cũng đã có một cuộc trao đổi với bà Mariam al-Mehairi - Bộ trưởng phụ trách biến đổi khí hậu UAE.
Theo đó, bà Al-Mehairi cho biết, ngoài an ninh năng lượng, Đức muốn tập trung vào cả “hành động khí hậu và tăng trưởng kinh tế - ba trụ cột song hành”.
Bà cũng đề cập đến tính cần thiết của một chiến lược “chuyển dịch hợp lý” toàn cầu để đi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.
UAE và Ả Rập Xê-út có cùng quan điểm. Cả hai đều chỉ trích mô hình chuyển dịch loại bỏ hydrocarbon là “phi thực tế”, là yếu tố góp phần gây nên cuộc khủng hoảng năng lượng hiện đại.
Nhắc lại nỗ lực đa dạng nguồn cung năng lượng, hôm 24/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến Jeddah để trao đổi với ông Mohammed bin Salman - Thái tử Ả Rập Xê-út kiêm thành viên chủ lực của OPEC. Vào ngày tiếp theo, ông Olaf Scholz cũng đã đến xứ sở khí đốt Qatar để hội đàm với Quốc vương Tamim bin Hamad Al-Thani.
Theo đó, Đức và Qatar đã ký kết một hợp đồng lớn trị giá 1,5 tỷ USD. Theo thỏa thuận, Qatar và tập đoàn dầu khí khổng lồ TotalEnergies (Pháp) sẽ cùng phối hợp phát triển mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất trên thế giới - North Field South.
Theo Thủ tướng Đức, đây là những dự án “quan trọng”.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay gây thiệt hại như thế nào cho EU? |
Các doanh nghiệp Romania yêu cầu sửa đổi luật dầu khí |
Vì sao Anh dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu khí đá phiến? |
Ngọc Duyên
AFP
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Vòng cấp phép năm 2024: Bước ngoặt cho ngành dầu khí Nigeria
-
[PetroTimesTV] Đảng uỷ DQS tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận 76-KL/TW
-
[Infographic] Ô tô nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
-
Qatar phải cạnh tranh với các nhà cung cấp LNG linh hoạt
-
Xem xét bỏ phạm trù "quản lý nhà nước" đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đột phá
-
Giá vàng hôm nay (22/10): Thị trường thế giới tiếp đà leo dốc
-
Giá dầu hôm nay (22/10): Dầu thô giảm trong phiên