Đức “giấu” Nga kết quả điều tra vụ nổ Nord Stream
Hiện trường vụ nổ đường ống Nord Stream. Ảnh AFP |
"Bất chấp rất nhiều yêu cầu của chúng tôi, chính quyền Đức vẫn xem việc chia sẻ thông tin chi tiết cuộc điều tra về vụ khủng bố chưa từng có vào tháng 9/2022 là điều không cần thiết. Điều này đặt ra câu hỏi về tính khách quan của cuộc điều tra. Thật khó để tin rằng chúng ta không thể giải quyết một cuộc tấn công quy mô lớn, chưa từng có nhằm vào cơ sở hạ tầng chiến lược của châu Âu, nơi có tất cả các công cụ kỹ thuật cần thiết của thế kỷ 21", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya-24.
Ông nói thêm: “Thay vào đó, họ tuyên truyền những kịch bản vô lý trên các phương tiện thông tin đại chúng để thoái thác trách nhiệm. Nhưng mọi người đều nhớ ai đã hứa phá hủy những đường ống dẫn khí này và ai được lợi từ việc này về lâu dài”.
Vào ngày 27/9/2022, Nord Stream AG đã báo cáo về “thiệt hại chưa từng có” đối với ba chuỗi đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi của hệ thống Nord Stream. Sau đó, các nhà địa chấn học Thụy Điển cho biết họ đã xác định được hai vụ nổ trên tuyến đường ống Nord Stream vào ngày 26/9/2022. Sau vụ việc, văn phòng tổng công tố Nga đã mở cuộc điều tra vụ án với tội danh khủng bố quốc tế. Đức, Đan Mạch và Thụy Điển đã tiến hành các cuộc điều tra cấp quốc gia nhưng từ chối sự tham gia của Nga.
Vào ngày 8/2/2023, nhà báo điều tra Mỹ và người đoạt giải Pulitzer Seymour Hersh đã công bố một bài báo, trích dẫn các nguồn ẩn danh, rằng các thợ lặn của Hải quân Mỹ đã cài đặt thiết bị nổ dưới đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và 2 dưới vỏ bọc của cuộc tập trận BALTOPS vào tháng 6/2022, người Na Uy đã kích hoạt quả bom ba tháng sau đó. Theo nhà báo, quyết định tiến hành chiến dịch này được đích thân Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra, sau 9 tháng thảo luận với các cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng.
Đầu mối mới trong bí ẩn xung quanh vụ nổ Nord Stream |
Nga sẽ không để những kẻ đứng sau vụ nổ đường ống Nord Stream lẩn trốn |
Anh Thư
TASS
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Đầu tư hydro phát thải thấp: Thách thức cũng là cơ hội cho doanh nghiệp
-
Vòng cấp phép năm 2024: Bước ngoặt cho ngành dầu khí Nigeria
-
[PetroTimesTV] Đảng uỷ DQS tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận 76-KL/TW
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”
-
Nga dự kiến chi hơn 500 triệu USD xây dựng kho dự trữ kim loại quý
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp