Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Đức: Cuộc chiến năng lượng vì sự thịnh vượng và tự do

09:13 | 03/10/2022

573 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ông Olaf Scholz - Thủ tướng Đức đã tuyên bố phát hành gói hỗ trợ 200 tỷ euro để hạn chế giá năng lượng và giúp đỡ người tiêu dùng trong bối cảnh lạm phát tăng liên tục kể từ khi nổ ra chiến tranh Nga-Ukraine.
Đức: Cuộc chiến năng lượng vì sự thịnh vượng và tự do

Tại một cuộc họp báo ở Berlin được tổ chức sau khi kết thúc đàm phán về việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ sức mua, ông Olaf Scholz trình bày: “Giá phải giảm […], vì vậy Chính phủ Đức sẽ làm mọi cách để hạ giá cho cả các hộ gia đình và doanh nghiệp”.

Thật vậy, Chính phủ Đức đã trình bày cụ thể các chi tiết của kế hoạch mới này. Được biết, Đức cũng đã chi 100 tỷ euro vào các biện pháp hỗ trợ trước đó.

Vào tháng 9/2022, tỷ lệ lạm phát ở Đức đã tăng lên 10,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là giá trị cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 12/1951.

Ông Christian Lindner - Bộ trưởng Tài chính Đức nói thêm: “Chúng tôi thấy mình đang bước vào một cuộc chiến năng lượng vì sự thịnh vượng và tự do. Tình hình đã trở nên tồi tệ hơn sau vụ phá hoại hai đường ống dẫn khí Nord Stream ở Biển Bắc bởi những kẻ không rõ danh tính. Cuộc chiến năng lượng này đang phá hủy phần lớn những gì con người đã tự tay xây dựng trong nhiều thập kỷ: Những thành tựu của tầng lớp trung lưu, của giới nghệ nhân và ngành công nghiệp xuyên suốt nhiều thập kỷ. Vì vậy, chúng tôi không thể chấp nhận điều này. Chúng tôi phải tự bảo vệ mình. Các biện pháp viện trợ mới là cách Đức phản ứng trước động thái của Nga”.

Giá khí đốt và điện đã tăng vọt trong giai đoạn hậu COVID-19. Sự kiện chiến tranh Nga-Ukraine đang góp phần làm tình hình trầm trọng hơn, dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có trong 50 năm. Không quốc gia EU nào có thể tránh khỏi cuộc khủng hoảng này. Trong số đó, nhiều quốc gia đã thiết lập các chương trình hỗ trợ cho hộ gia đình, doanh nghiệp và nhiều đối tượng khác nữa. Ví dụ, Pháp và Tây Ban Nha đã chọn áp trần giá điện.

Đức đang phải trả giá đắt vì phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Trước giai đoạn chiến tranh Nga-Ukraine, khí đốt từ Nga chiếm 55% sản lượng nhập khẩu của Đức. Vì vậy, nền kinh tế hàng đầu châu Âu hiện phải tìm các nguồn cung khác rẻ hơn trên thị trường giao ngay.

Nấc thang mới trong cuộc chiến năng lượng Nga - phương TâyNấc thang mới trong cuộc chiến năng lượng Nga - phương Tây
Toàn cảnh cuộc chiến năng lượng Nga-phương TâyToàn cảnh cuộc chiến năng lượng Nga-phương Tây
EU-Thổ Nhĩ Kỳ sắp lâm vào một 'cuộc chiến' mới?EU-Thổ Nhĩ Kỳ sắp lâm vào một 'cuộc chiến' mới?

Ngọc Duyên

AFP