Dự án dệt nhuộm bị né tránh, dệt may đối mặt thiếu hụt nguyên liệu
Ngành dệt may trong năm qua xuất khẩu đạt 35-36 tỷ USD, nhưng phụ thuộc nặng nề vào nguồn vải nhập khẩu. Lượng vải nhập năm 2017 là 6,5 tỷ mét, trong khi nhu cầu nội địa là 9,5 tỷ mét, khiến doanh nghiệp mất đi tính chủ động trong kinh doanh, hạn chế sự sáng tạo, khó nâng cao giá trị sản xuất.
Để đáp ứng 45% lượng vải vào năm 2020, phải sản xuất thêm 1,7 tỷ mét và để đáp ứng được 65% vào 2025, phải sản xuất thêm 10 tỷ mét nữa. Trước tình hình này, ngành dệt may cần một chiến lược cho đầu tư sản xuất vải. Muốn thế thì phải có các khu công nghiệp để thu hút vốn FDI, vốn trong nước vào khâu nhuộm, có nhuộm rồi thì mới có vải. Chiến lược phát triển ngành dệt may trong thời gian tới chắc chắn phải lấy trọng tâm là sản xuất vải.
Chiến lược phát triển ngành dệt may trong thời gian tới chắc chắn phải lấy trọng tâm là sản xuất vải |
Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra là các tỉnh thường “né” các dự án đầu tư dệt nhuộm đến từ nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước. Nguyên nhân khiến các dự án dệt nhuộm không được mặn mà là do các địa phương, các tỉnh chưa có quy hoạch ngành để định hình cho tỉnh. Chính vì vậy, các địa phương vẫn lo sợ rằng trong tương lai không thể quản lý hết được câu chuyện “hậu” đầu tư.
Như vậy, bài toán đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước hiện nay liên quan đến việc cấp phép các dự án đầu tư dệt nhuộm, đó là làm thế nào để đảm bảo trong tầm nhìn dài hạn, ví dụ 20 năm tới không để bất kỳ một dự án đầu tư nào nói chung và dự án đầu tư dệt nhuộm nói riêng gây ra ô nhiễm cho môi trường. Bởi đây là những ngành công nghiệp hỗ trợ có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới môi trường nước với lượng xả thải lớn nhất.
Tháng 12/2018 trong một cuộc họp với ngành dệt may, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo về nhiệm vụ đầu tư ngành nhuộm, nhằm tháo điểm nghẽn thiếu hụt vải trong ngành dệt may. Theo đó Thủ tướng lưu ý, cần phải xây dựng hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ cho dệt may, trong đó trung tâm là hút đầu tư nhuộm. Ngành dệt may phải có các khu công nghiệp đồng bộ để thu hút nhà đầu tư.
Trên tinh thần đó, nhiều giải pháp được đưa ra. Có ý kiến cho rằng, với bất cứ dự án nào liên quan đến các dự án đầu tư dệt nhuộm, địa phương có thể trình và xin ý kiến các cấp cao hơn, ví dụ như cấp Bộ, cao hơn nữa là Chính phủ, để đưa ra được quyết định chính xác cho nhà đầu tư. Trong trường hợp khi các địa phương đã trình Chính phủ về chiến lược phát triển ngành và được chấp thuận thì nên tự tin và mạnh dạn triển khai đầu tư các dự án dệt, nhuộm, với sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước.
Mới đây, đã có 3 doanh nghiệp Đài Loan ký thoả thuận đầu tư vào khu công nghiệp KCN Minh Hưng - Sikico tỉnh Bình Phước với diện tích 5 ha chuyên về dệt - nhuộm, tổng trị giá đăng ký đầu tư khoảng 30 triệu USD. Đây là một trong số ít các dự án đầu tư trong ngành dệt nhuộm hiếm hoi được chấp thuận chủ trương đầu tư, bởi phần lớn địa phương vẫn có tâm lý “né” các dự án liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ này.
Lê Minh
Dệt may chưa có dấu hiệu tăng trưởng từ thị trường các nước trong CPTPP |
Doanh nghiệp dệt may đối mặt với cạnh tranh gay gắt |
Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng mạnh |
-
Tin tức kinh tế ngày 24/11: Việt Nam tăng nhập khẩu hàng điện tử Trung Quốc
-
Cần quy định cụ thể để doanh nghiệp nhà nước tự tin sử dụng vốn
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11