Doanh nghiệp tư nhân khó khăn số hóa
Năm 2025: Việt Nam sẽ thuộc top 4 ASEAN về xếp hạng số hóa quốc gia |
Đẩy mạnh số hóa hệ sinh thái ngân hàng |
Số hóa doanh nghiệp là xu thế không thể đảo ngược |
Chuyển đổi số được coi là vấn đề sống còn trong quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số là sử dụng công nghệ số để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, phát triển tạo ra giá trị mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách hàng.
(Ảnh minh họa) |
Đánh giá của Grant Thornton cho thấy, Việt Nam hiện chỉ mới ở giai đoạn đầu của kỷ nguyên số và được kỳ vọng sẽ có bước nhảy vọt về chuyển đổi số trong những năm tới. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp lớn với nguồn lực dồi dào, các công ty tư nhân nhỏ và vừa tại Việt Nam tỏ ra chậm nhịp trong việc nắm bắt các thay đổi về công nghệ số.
Cả nhà đầu tư và công ty tư nhân trong khảo sát do Grant Thornton công bố mới đây đều cho rằng mức độ số hóa của hầu hết các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam chỉ ở giai đoạn sơ khởi.
16% các công ty tư nhân thừa nhận không nhìn thấy tầm quan trọng của việc số hóa đối với hoạt động kinh doanh.
Có 75% công ty tư nhân cho thấy nhu cầu triển khai tích hợp nhiều hơn 1 công nghệ. Trong đó ERP (hệ thống quản lý, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là công nghệ phổ biến nhất với 55% doanh nghiệp tư nhân được khảo sát muốn thiết lập lập hoặc nâng cấp. Điện toán đám mây - nền tảng cho công nghệ 4.0 đứng ở vị trí thứ hai với 50% số người trả lời khảo sát lựa chọn.
Việc sử dụng công nghệ tiên tiến trong phân tích dữ liệu hoặc sự xuất hiện của trợ lý ảo càng cho thấy tiềm năng của các ứng dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và máy học. Do đó, có 35% số người được hỏi trả lời muốn thiết lập các công nghệ này. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư và công ty tư nhân cũng có chung nhiều quan điểm về thách thức trong hành trình số hóa.
Hơn một nửa số người được hỏi xác định thiếu kinh nghiệm về công nghệ và không đủ kỹ năng nội bộ là những trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng thiếu kinh nghiệm về công nghệ là vấn đề đáng quan tâm nhất, trong khi đối với các doanh nghiệp thì đó là yếu tố không đủ kỹ năng nội bộ.
Thiếu ngân sách tài chính đứng ở vị trí thứ ba với khoảng 2/3 số người tham gia khảo sát chọn yếu tố này như là một thách thức. Việc thiếu tầm nhìn rõ ràng, tư duy ngại thay đổi và triển khai không hiệu quả không là mối quan tâm lớn của các công ty tư nhân nhưng lại là vấn đề đáng lưu tâm đối với các nhà đầu tư.
Cũng đáng chú ý, trong khi 40% các doanh nghiệp tư nhân chọn an ninh mạng là một thách thức cho hành trình số hóa của họ, các nhà đầu tư lại xem đây là vấn đề ít quan trọng hơn.
Nguyễn Bách
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu
-
Tin tức kinh tế ngày 15/11: Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT 6 tháng đầu năm 2025
-
Kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm rủi ro thiên tai và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Đánh giá điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2024