Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Doanh nghiệp quên “vũ khí” phòng vệ

18:00 | 11/08/2013

569 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong khi các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang các nước liên tục bị kiện chống bán phá giá thì tại Việt Nam, các mặt hàng nhập khẩu phá giá dường như vẫn ung dung “sống”. Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ tại Việt Nam đã có từ 10 năm nay nhưng dường như công cụ này chỉ nhằm mục đích “trưng bày”.

Doanh nghiệp ngại “kiện tụng”

Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ là nhằm tránh những cú sốc thương mại có thể xảy ra, gây rủi ro cho sản xuất trong nước; hoặc để chống lại những hành vi thương mại không lành mạnh. Việt Nam đã ban hành 3 pháp lệnh về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, thế nhưng, cho tới nay, công cụ này chưa thực sự hiệu quả.

Dường như việc Việt Nam “nằm im” nhiều năm trong hoạt động tự vệ chính đáng khi các mặt hàng nhập khẩu phá giá ào vào khiến nhiều nước càng lấn tới. Tuy nhiên, động thái mới đây của 2 doanh nghiệp (DN) thép khi chủ động đệ đơn kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan, lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã đánh dấu bước tiến mới trong việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại tại Việt Nam.

Ngành thép Việt Nam đi đầu trong việc kiện chống bán phá giá

Đáp lại lời kêu cứu này, ngày 4/7/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan. Kết luận cuối cùng sẽ công bố trong vòng 12 tháng kể từ ngày quyết định khởi xướng điều tra.

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong số 10 thị trường nhập khẩu có nguy cơ cao về việc thực hiện các vụ kiện chống bán phá giá, như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… thì nhiều quốc gia nằm trong danh sách này là nguồn nhập khẩu lớn vào Việt Nam. Vì vậy, việc xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường này là điều khó tránh khỏi.

Ông Lê Sỹ Giảng, Phó trưởng ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, tuy pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (ban hành năm 2004) và tiếp đó một loạt văn bản pháp lý hướng dẫn cũng được ban hành, nhưng suốt 10 năm qua, các DN Việt Nam bỏ quên công cụ phòng vệ thương mại vốn được các DN nước ngoài sử dụng rất hữu hiệu. Theo ước tính, từ trước đến nay, Việt Nam đã và đang chịu gần 70 vụ kiện chống bán phá giá, trợ cấp từ các nước, nhưng các DN trong nước chỉ sử dụng 3 lần công cụ phòng vệ thương mại, trong đó có 2 vụ tự vệ và 1 vụ chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu. Trong khi các DN xuất khẩu Việt Nam đặc biệt là các DN thủy sản đã và đang phải đối đầu với vụ kiện bán phá giá tôm, cá tra, cá basa vào thị trường Mỹ với thời gian kéo dài hằng năm thì những loại sản phẩm mà Việt Nam đang nhập khẩu, đặc biệt là hóa chất, nhựa, dệt may, kim loại, điện tử… đã và đang là đối tượng bị kiện chống bán phá giá ở nhiều nước nhưng hầu như không hề bị động tới khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Khảo sát trên thị trường, có thể dễ dàng nhìn thấy sự xuất hiện nhan nhản những mặt hàng giá rẻ từ tiêu dùng đến vật liệu xây dựng. Việc nhiều mặt hàng nhập khẩu giá rẻ tràn vào Việt Nam đã và đang khiến DN sản xuất trong nước “lao đao” vì bị cạnh tranh gay gắt ngay trên chính “sân nhà”.

“Các DN nước ta đang bỏ quên một công cụ phòng vệ đã được pháp luật Việt Nam cho phép, phù hợp với luật chơi thương mại quốc tế, đó là kiện các DN nước ngoài bán phá giá tại thị trường Việt Nam. Đã đến lúc phải đánh thức công cụ này”, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn về phòng vệ thương mại quốc tế, thuộc Trung tâm WTO của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói.

Chủ động đấu tranh

Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc sử dụng công cụ phòng vệ ở Việt Nam thời gian qua gần như bị lãng quên, trước hết xuất phát từ nhận thức của cộng đồng DN, hiệp hội, cơ quan quản lý có những hạn chế nhất định. Hệ quả là 10 năm nay phần lớn DN trong nước phải chịu trận, kháng kiện chứ chưa kiện lại để bảo vệ sản xuất trong nước. 

Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia phân tích, là do các DN Việt Nam chưa coi đây là một công cụ bảo vệ mình giảm bớt tác động của tự do hóa thương mại. Thứ hai, sự hợp tác giữa các DN chưa cao, thậm chí còn cạnh tranh lẫn nhau. Thứ ba, do việc quản lý số liệu của các cơ quan chức năng chưa thật tốt nên khi muốn khởi kiện rất khó vì một trong những yêu cầu của khởi kiện là, phải chứng minh sai phạm. Thứ tư là tính chuyên môn hóa chưa cao, nhiều DN vừa sản xuất, vừa nhập khẩu nên đôi khi việc sử dụng biện pháp này lại chống lại chính DN.

Một vấn đề gây khó hiện nay là hàng Trung Quốc đang lấn át hàng hóa trong nước nhưng chủ yếu được nhập khẩu qua đường biên nên rất khó áp dụng công cụ này.

Bà Nguyễn Thị Dung, Trưởng phòng Hậu cần, Công ty Thép Bluescope cho rằng, hàng rào phòng vệ thương mại là vấn đề đặc thù, không dễ tiếp cận và các DN Việt Nam thường trong thế bị động, chỉ khi đụng vào họ, họ mới quan tâm.

Còn theo Luật sư Nguyễn Hải, Công ty Luật Mayer Brown cho hay, khối lượng nhập khẩu hàng hóa qua các năm đều tăng, nguy cơ nhiều mặt hàng nội địa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập khẩu là rất lớn. Thế nhưng, chính tâm lý ngại kiện tụng, sợ tốn chi phí mà không được gì, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện khiến DN không muốn khởi kiện chống bán phá giá hàng nhập khẩu gây thiệt hại.

 “Các DN có nhiều quan ngại khi tiếp cận thông tin, số liệu nhập khẩu của các mặt hàng nhập khẩu nghi bán phá giá từ Tổng cục Hải quan, bởi việc này rất khó. Nguồn lấy qua tổng cục thống kê thì rất chậm. Nhà nước cần cùng đồng hành với DN. Các thông tin cần được công khai minh bạch, chính xác và cập nhật liên tục trên Internet”, bà Nguyễn Thị Dung đề xuất.

Theo TS Đinh Thị Mỹ Loan, để thắng kiện, mỗi DN nên chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, tài chính và thời gian để theo đuổi vụ việc trước khi quyết định tham gia các vụ kiện chống bán phá giá. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng, đồng thời có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, giành ưu thế khi tham gia thương mại quốc tế, các DN cần biết cách sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Phương Vũ

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 84,000 86,000
AVPL/SJC HCM 84,000 86,000
AVPL/SJC ĐN 84,000 86,000
Nguyên liệu 9999 - HN 84,600 ▲150K 85,000 ▲150K
Nguyên liệu 999 - HN 84,500 ▲150K 84,900 ▲150K
AVPL/SJC Cần Thơ 84,000 86,000
Cập nhật: 19/10/2024 18:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 84.700 ▲200K 85.700 ▲160K
TPHCM - SJC 84.000 86.000
Hà Nội - PNJ 84.700 ▲200K 85.700 ▲160K
Hà Nội - SJC 84.000 86.000
Đà Nẵng - PNJ 84.700 ▲200K 85.700 ▲160K
Đà Nẵng - SJC 84.000 86.000
Miền Tây - PNJ 84.700 ▲200K 85.700 ▲160K
Miền Tây - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 84.700 ▲200K 85.700 ▲160K
Giá vàng nữ trang - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 84.700 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 84.000 86.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 84.700 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 84.600 ▲300K 85.400 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 84.520 ▲300K 85.320 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 83.650 ▲300K 84.650 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 77.830 ▲280K 78.330 ▲280K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 62.800 ▲220K 64.200 ▲220K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 56.820 ▲200K 58.220 ▲200K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 54.260 ▲190K 55.660 ▲190K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 50.840 ▲180K 52.240 ▲180K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 48.710 ▲180K 50.110 ▲180K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 34.280 ▲130K 35.680 ▲130K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 30.780 ▲120K 32.180 ▲120K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 26.930 ▲100K 28.330 ▲100K
Cập nhật: 19/10/2024 18:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,390 ▲20K 8,570 ▲20K
Trang sức 99.9 8,380 ▲20K 8,560 ▲20K
NL 99.99 8,450 ▲20K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,410 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,480 ▲20K 8,580 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,480 ▲20K 8,580 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,480 ▲20K 8,580 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 8,400 8,600
Miếng SJC Nghệ An 8,400 8,600
Miếng SJC Hà Nội 8,400 8,600
Cập nhật: 19/10/2024 18:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,452.20 16,618.38 17,151.77
CAD 17,776.42 17,955.98 18,532.30
CHF 28,315.00 28,601.01 29,519.00
CNY 3,450.91 3,485.77 3,597.65
DKK - 3,590.50 3,728.05
EUR 26,579.46 26,847.94 28,037.26
GBP 31,955.66 32,278.44 33,314.46
HKD 3,155.91 3,187.79 3,290.10
INR - 298.55 310.49
JPY 161.96 163.60 171.38
KRW 15.86 17.62 19.12
KWD - 81,885.84 85,160.78
MYR - 5,785.93 5,912.21
NOK - 2,265.13 2,361.33
RUB - 248.89 275.52
SAR - 6,680.64 6,947.83
SEK - 2,343.95 2,443.50
SGD 18,685.35 18,874.09 19,479.88
THB 670.26 744.74 773.27
USD 24,950.00 24,980.00 25,340.00
Cập nhật: 19/10/2024 18:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,010.00 25,030.00 25,370.00
EUR 26,780.00 26,888.00 28,015.00
GBP 32,280.00 32,410.00 33,408.00
HKD 3,178.00 3,191.00 3,297.00
CHF 28,525.00 28,640.00 29,529.00
JPY 163.91 164.57 172.01
AUD 16,609.00 16,676.00 17,189.00
SGD 18,845.00 18,921.00 19,473.00
THB 740.00 743.00 776.00
CAD 17,933.00 18,005.00 18,543.00
NZD 15,047.00 15,556.00
KRW 17.60 19.38
Cập nhật: 19/10/2024 18:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24985 24985 25345
AUD 16538 16638 17208
CAD 17889 17989 18549
CHF 28642 28672 29476
CNY 0 3506 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3638 0
EUR 26821 26921 27794
GBP 32303 32353 33470
HKD 0 3220 0
JPY 164.89 165.39 171.9
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.9 0
LAK 0 1.059 0
MYR 0 5974 0
NOK 0 2304 0
NZD 0 15075 0
PHP 0 408 0
SEK 0 2395 0
SGD 18786 18916 19646
THB 0 703.9 0
TWD 0 772 0
XAU 8400000 8400000 8600000
XBJ 7700000 7700000 8200000
Cập nhật: 19/10/2024 18:45