Diễn biến bất ngờ, dự báo giá cổ phiếu của Mai Phương Thuý gặp “nguy cơ”
Thị trường xảy ra rung lắc trong phiên giao dịch ngày 17/7, tuy vậy kết phiên này, hai chỉ số chính vẫn giữ được trạng thái tăng. Cụ thể, VN-Index tăng nhẹ 0,46 điểm tương ứng 0,05% lên 982,57 điểm còn HNX-Index tăng 0,73 điểm tương ứng 0,69% còn 106,58 điểm.
Thanh khoản cải thiện đáng kể trên sàn HSX với 170,01 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 4.111,51 tỷ đồng trong khi con số này trên HNX là 28,82 triệu cổ phiếu tương ứng 443,17 tỷ đồng.
Cổ phiếu VCB của ngân hàng Vietcombank hôm qua quay đầu giảm 1.000 đồng tương ứng 1,3% còn 76.200 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản giảm mạnh chưa bằng một nửa so với phiên trước, còn hơn 802 nghìn đơn vị. Trong phiên 16/7, VCB lập đỉnh giá 77.200 đồng.
Mua VCB tại vùng giá 40-50 nghìn đồng, Mai Phương Thuý dự tính bán ra tại vùng giá 80 nghìn đồng |
VCB giảm giá sau thông tin ông Phạm Mạnh Thắng - Phó Tổng giám đốc Vietcombank và vợ lần lượt đăng ký bán ra cổ phiếu ngân hàng này. Cụ thể, ông Phạm Mạnh Thắng đăng ký bán 37.000 cổ phiếu VCB theo phương thức khớp lệnh trên sàn từ ngày 18/7 đến 31/7, giảm sở hữu xuống chỉ còn 197 cổ phiếu.
Sau đó, bà Nguyễn Thị Phương, vợ ông Thắng lại đăng ký bán ra 21.000 cổ phiếu VCB do nhu cầu cá nhân, dự kiến giảm số lượng nắm giữ xuống còn 68 cổ phiếu. Giao dịch đăng ký thực hiện bằng phương thức khớp lệnh từ 22/7 đến 31/7.
Việc mã này quay đầu giảm có thể chỉ là hoạt động chốt lãi thông thường, tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra hoài nghi về triển vọng tiếp tục tạo đỉnh của mã cổ phiếu này, đặc biệt là sau khi hoa hậu Mai Phương Thuý “lên sóng” dự báo VCB sẽ vượt 80.000 đồng và cô sẽ bán ra tại vùng giá này, lãi gấp đôi so với vùng giá mua vào.
Ngoài VCB, nàng hậu cũng hé lộ danh mục cổ phiếu với MWG, HPG, VJC. Cũng bởi các dự báo về cổ phiếu được “rò rỉ” trên trang cá nhân của người đẹp mà Mai Phương Thuý bị đồn đoán là đang “phím hàng”, thậm chí là nằm trong “đội lái”.
VDSC đánh giá, ấn tượng nhất trong phiên hôm qua là nhóm cổ phiếu vốn hoá trung bình khi chỉ số VNMID-Index tăng 0,58% nhờ các cổ phiếu CMG (tăng 6,9%), DIG (tăng 6,8%); DXG, NCT, DRC, SJS...
Một số nhóm ngành có diễn biến tích cực là bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Đáng chú ý là nhóm cổ phiếu chứng khoán đã đồng loạt tăng sau một thời gian khá dài “lặng sóng”. Nhóm cổ phiếu liên quan tới nhiệt điện như PPC, QTP, REE ... tiếp tục giảm sau khi đã tăng mạnh trong thời gian trước đó. Tiêu cực nhất là PPC khi đã giảm mạnh hai phiên liên tiếp vì kết quả kinh doanh kém khả quan.
Khối ngoại đang đóng vai trò quan trọng với thị trường. Hôm qua mức độ mua ròng của khối ngoại đã hạ nhiệt so với phiên trước, nhưng vẫn đạt 212 tỷ đồng trên HSX, tập trung vào PLX (126 tỷ đồng), VHM (22,2 tỷ đồng), GAS (19,7 tỷ đồng), BVH (17,7 tỷ đồng), CTD (12,6 tỷ đồng)...
Tóm lại, thị trường tiếp tục tăng điểm nhưng mức độ tăng đã suy yếu đáng kể do áp lực chốt lời tăng cao, nhất là ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Các cổ phiếu vừa và nhỏ tỏ ra tích cực hơn.
VDSC cho rằng, xu hướng tăng trung hạn vẫn đang phát triển và các nhịp điều chỉnh ngắn hạn sẽ là cơ hội để nhà đầu tư giải ngân. Đây là giai đoạn cổ phiếu sẽ phân hóa mạnh mẽ liên quan tới kết quả kinh doanh quý 2.
Theo Dân trí
-
Tin tức kinh tế ngày 19/11: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
-
Tin tức kinh tế ngày 18/11: Cua ghẹ Việt Nam “đắt hàng” tại Trung Quốc
-
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?