Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Để được hưởng lương hưu, chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội 15 năm?

06:06 | 05/03/2023

382 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có tờ trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Chính phủ. Điểm đáng lưu ý nhất là đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu từ 20 xuống 15 năm.
Quy định mới về điều chỉnh mức tiền lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hộiQuy định mới về điều chỉnh mức tiền lương và thu nhập đóng bảo hiểm xã hội
Từ tháng 7, phí đóng bảo hiểm y tế được quy định thế nào?Từ tháng 7, phí đóng bảo hiểm y tế được quy định thế nào?
Để được hưởng lương hưu, chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội 15 năm?
Ảnh minh họa///kinhtexaydung.gn-ix.net/

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giảm năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ tạo điều kiện cho lao động tham gia hệ thống muộn hoặc đóng không liên tục, đóng thời gian ngắn vẫn được hưởng lương hưu.

Cụ thể, lao động thôi việc và đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, điều kiện về độ tuổi bắt đầu hưởng lương hưu lại tăng. Theo đó, lao động nam đủ 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ 56 tuổi 8 tháng, tương ứng với tuổi nghỉ hưu. Mỗi năm sau đó, tuổi hưởng lương hưu tăng thêm 3 tháng với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và thêm 4 tháng với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Hiện nay, Luật quy định người lao động đủ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện làm việc bình thường, đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu. Mức hưởng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng.

Ngoài ra, cũng theo tờ trình, để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, cũng bổ sung nhóm bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội gồm chủ hộ kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã, lao động làm việc theo chế độ linh hoạt.

Trước đó, tại nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề, đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhắc đến việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm, thậm chí lộ trình xuống 10 năm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên đề xuất này được thể hiện bằng văn bản gửi Chính phủ và đăng công khai lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trên Cổng thông tin của Bộ.

//kinhtexaydung.gn-ix.net/

Huy Tùng (t/h)