Đẩy nhanh sự thích ứng chuyển đổi số
Theo ông, doanh nghiệp SMEs cần những yếu tố nào để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số?
Bối cảnh kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp buộc phải thích nghi nhanh hơn. Đứng trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đặc biệt tại các trung tâm kinh tế của cả nước như TP HCM, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Đà Nẵng, các doanh nghiệp phải có sự thay đổi hình thức và áp dụng công nghệ trong kinh doanh. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể duy trì hoạt động của doan nghiệp khi việc đi lại, di chuyển tới các công sở, công ty ngày càng khó khăn.
Việc chuyển đổi số của doanh nghiệp nhanh hay chậm và hình thức như thế nào đều bắt đầu từ nhận thức của Ban lãnh đạo công ty. Đây chính là lực lượng quyết định trong việc chuyển biến nhận thức từ môi trường làm việc trực tiếp, thủ công sang các hình thức làm việc và quản lý từ xa, ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý và vận hành doanh nghiệp.
Từ nhận thức tới việc lựa chọn lĩnh vực, đối tượng tham gia chuyển đổi số lại là một khoảng cách nữa. Điều này đòi hỏi sự tăng cường trao đổi thông tin và tham gia tích cực của toàn thể đội ngũ nhân viên. Không có sự hưởng ứng này, quá trình chuyển đổi số sẽ bị chậm chễ. Và chính đội ngũ nhân viên là những người trực tiếp thao tác trên các ứng dụng, mô hình chuyển đổi số.
Đâu là những rào cản khiến doanh nghiệp SMEs khó tiếp cận công nghệ, thưa ông?
Không phải mọi doanh nghiệp đều nhận thức được khả năng ứng dụng và tính thực tiễn của công nghệ. Lý do thì có nhiều, trong đó đặc biệt là khả năng học hỏi từ nội tại doanh nghiệp. Việc dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động tác nghiệp nên quá trình nhận thức về vai trò, nội dung của chuyển đổi số bị chậm lại.
Ví dụ như việc tổ chức một cuộc họp online nhiều đơn vị vẫn còn lúng túng. Không phải nhân viên nào cũng quen thuộc với việc sử dụng các ứng dụng họp trực tuyến như Zoom, Google Meet, Microsoft Team... Ngành giáo dục vừa rồi làm khá tốt việc này, nhưng khối doanh nghiệp, văn phòng nhiều nơi lại đang đi sau khối giáo dục.
- Để chuyển đổi số đi vào thực tiễn, ứng dụng sâu rộng đến tất cả ngành nghề, doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện gì, thưa ông?
Tôi rằng điều đầu tiên là thay đổi nhận thức và thói quen. Bên cạnh đó, vẫn cần có một ngân sách cho chuyển đổi số, dù thực tế ngân sách chưa phải là lớn so với các khoản chi thường xuyên khác của doanh nghiệp, do nhiều hệ thống vận hành theo hình thức lắp đặt và thuê bao hàng tháng, theo số lượng tài khoản sử dụng.
Doanh nghiệp nên có các dự án hoặc nhóm đặc nhiệm tìm tòi, ứng dụng chuyển đổi số. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trước đây hầu hết chỉ biết đến hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm chấm công, tính lương, phần mềm quản lý sản xuất đi kèm hệ thống máy móc, hệ thống email, ổ lưu trữ tài liệu. Ngày nay hệ thống ứng dụng chuyển đổi số không chỉ hạn chế như vậy mà đã và đang mở rộng mạnh mẽ sang các nền tảng tìm kiếm khách hàng, hội nghị trực tuyến, thương mại điện tử…
Lực lượng lao động trẻ trong doanh nghiệp sẽ là nhóm tiên phong đột phá trong việc sử dụng các ứng dụng hiện đại, từ đó lan tỏa, hướng dẫn cho các nhóm lao động lớn tuổi hơn trong doanh nghiệp.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
'Bắt bệnh' online cho thiết bị đang vận hành trên lưới |
Giáo dục đại học năm học mới: Tăng cường thích nghi, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện |
Số hóa hoạt động kinh doanh như thế nào? |
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Thủ tướng: Chuyển đổi số cần hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tăng tốc, bứt phá hơn
-
Thành phố Bà Rịa: Mít tinh hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia
-
Chìa khóa để TKV phát triển bền vững
-
Nếu đất khỏe, con người sẽ khỏe, thế hệ sau sẽ khỏe
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Cải cách Thuế - Hải quan vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
-
Đề xuất các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn TP HCM