Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2024
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, đầu năm 2024, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng và Phó thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đồng chủ trì Hội nghị |
Đến ngày 31-1-2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục có xu hướng giảm; lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại giảm lần lượt khoảng 0,15%/năm và 0,25%/năm so với cuối năm 2023. Ngoài ra, NHNN tiếp tục quyết liệt triển khai các chương trình, chính sách, giải pháp tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng, các ngành, hàng thiết yếu của nền kinh tế; tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng. NHNN cũng tích cực triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại các chương trình mục tiêu quốc gia; hỗ trợ và tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác…
Theo bà Hà Thu Giang - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, đến cuối 2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 13,71%; trong đó, tín dụng với lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng tốt. Tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 11,56%; tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 13,61%; tín dụng cho xuất khẩu tăng 6,57%; công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao lần lượt là 26,18% và 17,52%..
Tín dụng cho các lĩnh vực rủi ro đang được kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, cuối 2023, tín dụng cho chứng khoán chỉ chiếm 0,62% tổng dư nợ nền kinh tế; số dư đầu tư trái phiếu theo giá trị gốc của toàn hệ thống tổ chức tín dụng giảm 30,3% so với đầu năm; tín dụng với BOT, BT giao thông giảm 6,79% so với cuối 2022k; tín dụng bất động sản đạt trên 2,88 triêụ tỷ đồng, tăng 11,81% so với cuối năm 2022, tín dụng đối với kinh doanh bất động sản tăng 3,38% và tín dụng tiêu dùng bất động sản tăng 1,08%.
Chương trình 15.000 tỷ đồng cho vay lâm thuỷ sản đã được giải ngân 100% cho trên 6.000 lượt khách hàng. Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tăng 7,83%; tín dụng chính sách xã hội đến cuối tháng 1/2024 đạt trên 336 ngàn tỷ đồng, tăng 1,36%.
Đối với gói tín dụng 120 ngàn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, bà Giang cho biết đến cuối năm 2023, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án nhà ở, với số tiền trên 7.000 tỷ đồng. Đến nay, đã giải ngân cho 6 dự án với số tiền 531 tỷ đồng, có món vay giải ngân cho người mua nhà. Đến cuối 2023, tín dụng bất động sản đạt trên 2,88 triêụ tỷ đồng, tăng 11,81% so với cuối năm 2022. Trong đó, kinh doanh bất động sản tăng 3,38% và tín dụng tiêu dùng bất động sản tăng 1,08%.
Ngày 31/12/2023, NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15% cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để các tổ chức tín dụng chủ động, quyết liệt tăng trưởng tín dụng và triển khai các giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, người dân, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng đầu năm 2024 khá thấp so với các năm gần đây.
Cụ thể, tháng 1/2024, tín dụng giảm 0,6% so với cuối năm 2023, có 5/9 nhóm tổ chức tín dụng ghi nhận tín dụng giảm. Lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch mới lần lượt là 3,38%/năm và 6,84%/năm. Giảm lần lượt 0,15% và 0,25% so với cuối năm 2023.
Nhóm ngân hàng liên doanh ghi nhận tín dụng giảm mạnh nhất, ở mức 3,41%; ngân hàng 100% vốn nhà nước giảm 2,2%; nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước giảm 0,88%; nhóm thương mại cổ phần giảm 0,51%; nhóm ngân hàng nước ngoài giảm 0,32%.
Lý giải về tình trạng tín dụng giảm trong tháng đầu năm, lãnh đạo các ngân hàng cho biết đây là hiện tượng bình thường trong các tháng đầu năm do tâm lý khách hàng và các hoạt động kinh tế chưa sôi động do đây là mùa nghỉ lễ.
Tuy nhiên, đánh giá về triển vọng tăng trưởng tín dụng năm 2024, đại diện các ngân hàng cho rằng khả năng hấp thụ vốn sẽ tăng chậm. Nguyên nhân được cho tổng cầu thế giới và trong nước phục hồi chậm. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp vẫn đang suy giảm, khả năng chống chịu kém. Trong khi đó, áp lực nợ xấu đối với các ngân hàng trong năm 2024 là rất lớn; bộ đệm dự phòng rủi ro nợ xấu đang mỏng đi nên các ngân hàng sẽ thận trọng trong việc cấp tín dụng.
Để đạt mục tiêu đề ra, NHNN sẽ tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm điều hành tín dụng năm 2024: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”…
Minh Châu
-
Tin tức kinh tế ngày 18/10: Standard Chartered nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,8%
-
Tăng trưởng tín dụng đạt 9%, kỳ vọng bứt phá những tháng cuối năm
-
Tin tức kinh tế ngày 17/10: Việt Nam xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn phân bón trong 9 tháng
-
Tin tức kinh tế ngày 15/10: Trái phiếu doanh nghiệp “ấm dần”
-
TP HCM: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi
-
Chuyên gia thuế chỉ cách đo lường tác động áp 5% thuế GTGT đối với phân bón
-
Người nông dân có đủ cơ sở để hưởng lợi từ chính sách thuế GTGT phân bón 5%
-
Bị hoãn giao máy bay, Emirates “đàm phán nghiêm túc” với Boeing
-
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là bao nhiêu?
-
Thời tiết khắc nghiệt khắp thế giới “đe dọa” giá thực phẩm