Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

03:07 | 23/02/2024   12,396 lượt xem

Lo ngại về tác động của việc tạm dừng LNG của Mỹ lên châu Á đang bị thổi phồng?

Lo ngại về tác động của việc tạm dừng LNG của Mỹ lên châu Á đang bị thổi phồng?

Gần đây, Mỹ tuyên bố tạm dừng cấp phép cho các cơ sở xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới của mình. Động thái này đã làm dấy lên sự phản đối kịch liệt giữa các nhóm ngành ở châu Á, họ nhanh chóng tuyên bố rằng động thái này sẽ làm tổn hại đến các mục tiêu về khí hậu và an ninh năng lượng của khu vực. Tuy nhiên, mối lo ngại của họ là vô căn cứ vì năm lý do đơn giản

quyết định này không ảnh hưởng đến các cơ sở hiện có

Quyết định tạm dừng cấp giấy phép cho dự án LNG mới sẽ không gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mỹ từ các cơ sở hiện có hoặc đang được xây dựng.

Mỹ hiện là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới và có nhiều công suất xây dựng nhất. Năm dự án hiện đang được xây dựng, sẽ tăng gần gấp đôi sản lượng xuất khẩu LNG của Mỹ trong thập kỷ này.

Quyết định của Mỹ không ảnh hưởng đến các dự án này và chỉ áp dụng cho các cơ sở được đề xuất xin giấy phép xuất khẩu từ Bộ Năng lượng Mỹ. Hầu hết các dự án bị ảnh hưởng đều đang ở giai đoạn phát triển ban đầu và không có dự án nào đảm bảo được hợp đồng với khách hàng trên 50% công suất.

Lo ngại về tác động của việc tạm dừng LNG của Mỹ lên châu Á đang bị thổi phồng?

nguồn cung LNG vẫn còn rất nhiều

Thế giới đang trên đà tăng kỷ lục về công suất xuất khẩu LNG toàn cầu trong thập kỷ này và Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA) dự đoán rằng nguồn cung dồi dào có thể dẫn đến tình trạng dư thừa toàn cầu.

Chỉ riêng trong năm 2026, thế giới có thể chứng kiến công suất cung cấp LNG tăng 13% - mức tăng hàng năm lớn nhất trong lịch sử - phần lớn đến từ Mỹ và Qatar. Việc Mỹ cho phép tạm dừng dự án mới sẽ không làm giảm bớt tình trạng dư thừa này hoặc ngăn cản công suất đang được xây dựng tham gia vào thị trường.

Ngoài ra, nguồn cung tràn ngập thị trường cũng có nghĩa là các nước khó có thể mua thêm LNG của Nga vì quyết định của Mỹ.

Trong lịch sử, các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của LNG của Mỹ ở châu Á là Qatar, Australia và Malaysia. Các quốc gia này cung cấp 67% lượng LNG nhập khẩu của Trung Quốc vào năm 2023, so với chỉ 4% từ Mỹ và có khả năng tiếp tục là nhà cung cấp thống trị cho thị trường châu Á. Ví dụ, Bangladesh đã hoàn tất thỏa thuận 15 năm mua LNG của Qatar chỉ vài ngày sau thông báo của Mỹ.

Lo ngại về tác động của việc tạm dừng LNG của Mỹ lên châu Á đang bị thổi phồng?

các khách hàng lớn nhất của Mỹ tại châu Á đang giảm nhu cầu

Các khách hàng lớn nhất của Mỹ tại Châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giảm đáng kể nhu cầu LNG của họ. Năm 2023, nhu cầu LNG của Nhật Bản giảm 8% và giảm với tốc độ trung bình 3% kể từ năm 2014. IEEFA ước tính rằng việc sản xuất năng lượng hạt nhân và tái tạo nhiều hơn có thể khiến nhu cầu LNG của Nhật Bản giảm 27 triệu tấn vào năm 2030, bằng gần một phần ba tổng sản lượng nhập khẩu hiện nay của nước này.

Nhiều công ty điện lực và khí đốt Nhật Bản đã công khai thừa nhận rằng họ có khả năng dư thừa LNG do nhu cầu trong nước sụt giảm. Ví dụ, JERA cho biết họ dự kiến sẽ chuyển nguồn cung sang các nước khác. Nhiều công ty điện lực châu Á đã mở phòng giao dịch ở châu Âu với hy vọng buôn bán nhiều LNG hơn là cung cấp cho thị trường trong nước.

Trong khi đó, nhu cầu LNG của Hàn Quốc giảm 4% vào năm 2023. Các mục tiêu về khí hậu và năng lượng của quốc gia này cho thấy nhu cầu LNG có thể giảm 20% vào năm 2036 do LNG bị thay thế bởi sự gia tăng năng lượng tái tạo.

Từ năm 2021 đến năm 2023, khoản lỗ hoạt động tại cơ quan điện lực quốc doanh của Hàn Quốc lên tới hơn 35 tỷ USD do giá LNG và nhiên liệu hóa thạch khác tăng cao, tạo thêm động lực tài chính để giảm sự phụ thuộc vào LNG.

Lo ngại về tác động của việc tạm dừng LNG của Mỹ lên châu Á đang bị thổi phồng?

LNG cũng gây ảnh hưởng tới khí hậu như than đá

Những lập luận cho rằng quyết định của Mỹ sẽ gây tổn hại cho các mục tiêu về khí hậu của châu Á được đưa ra dựa trên quan điểm sai lầm rằng LNG sạch hơn than đá. Trên thực tế, khí mê-tan - thành phần chính của khí tự nhiên và LNG - là một loại khí nhà kính mạnh hơn đáng kể so với carbon dioxide. Với tỷ lệ rò rỉ chỉ 0,2%, khí đốt tự nhiên có thể gây hại cho khí hậu như than đá. Trong khi đó, tỷ lệ rò rỉ tại lưu vực Permian của Mỹ có thể lên tới 9%.

Hơn nữa, khí đốt tự nhiên không thể thay thế hoàn toàn than đá ở châu Á. Ví dụ, ở Trung Quốc, nhu cầu về khí đốt tự nhiên và than đá đã tăng lên từng bước do nhiên liệu thực hiện các chức năng riêng biệt trong tổng nguồn cung năng lượng. Là nguồn nhiên liệu rẻ hơn, Trung Quốc tiêu thụ than trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng như điện, xi măng và thép, trong khi khí đốt tự nhiên đóng vai trò chuyên biệt hơn.

Ở những nơi khác ở châu Á, mục tiêu phát thải ròng bằng không khiến các phương án liên quan đến việc duy trì nhu cầu than hoặc LNG bị gạch bỏ. Các công ty phát điện như Tokyo Gas gần đây đã cho phép các hợp đồng cung cấp LNG hết hạn khi nhận thấy tầm quan trọng của việc khử cacbon.

Lo ngại về tác động của việc tạm dừng LNG của Mỹ lên châu Á đang bị thổi phồng?

các quốc gia châu Á không phải khách hàng chính

Những người mua LNG lớn nhất từ các dự án mới của Mỹ là các nhà kinh doanh LNG, không phải người dùng cuối ở châu Á.

Sau khi xung đột nổ ra giữa Nga và Ukraine, các nhà kinh doanh LNG đã kiếm bộn tiền nhờ bán các chuyến hàng sang châu Âu. Kể từ đó, các công ty dầu khí lớn và các nhà kinh doanh hàng hóa đã ngấu nghiến nguồn cung LNG từ các dự án mới và mở phòng giao dịch tại các thị trường mục tiêu với hy vọng tối đa hóa lợi nhuận từ việc bán lại LNG.

Trong một số trường hợp, toàn bộ dự án xuất khẩu LNG được xây dựng chỉ dựa trên cam kết mua hàng từ thương nhân. Ở Mỹ, ước tính cho thấy 2/3 công suất xuất khẩu đang được xây dựng sẽ đến tay các thương nhân chứ không phải người mua cuối cùng ở châu Á và châu Âu. Các công ty này đang đặt cược một cách hiệu quả vào khả năng bán lại khối lượng LNG với mức giá cao hơn trong thời gian dài.

Nói cách khác, không phải các mục tiêu về khí hậu và an ninh năng lượng của châu Á đang gặp rủi ro do quyết định của Mỹ mà chính là cơn khát lợi nhuận không thể nguôi ngoai của ngành dầu khí toàn cầu.

Lo ngại về tác động của việc tạm dừng LNG của Mỹ lên châu Á đang bị thổi phồng?

Nội dung: Đỗ Khánh (IEEFA)

Thiết kế: Đỗ Khánh

Nỗ lực loại bỏ nhiên liệu hóa thạch bất thành, thế giới tiếp tục ngập tràn bởi khí đốtNỗ lực loại bỏ nhiên liệu hóa thạch bất thành, thế giới tiếp tục ngập tràn bởi khí đốt
[Infographic] 11 cái tên đứng sau thành công của ngành dầu mỏ Mỹ trong 5 năm qua[Infographic] 11 cái tên đứng sau thành công của ngành dầu mỏ Mỹ trong 5 năm qua