Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dạy con như thế bằng mười… hại con!

19:05 | 28/06/2016

1,073 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Quá nuông chiều con cái, thay vì dạy con biết đam mê, phấn đầu thì nhiều cha mẹ lại đặt một áp lực thành tích khủng khiếp lên vai trẻ; thay vì dạy con nên người thì cha mẹ chỉ chú trọng dạy con làm giàu… Đó là những cách dạy con rất tai hại, dạy như thế bằng mười… hại con! 

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28.06, Tiến sĩ Trương Văn Vỹ - Chuyên gia về Xã hội học Tội Phạm đã chia sẻ với PetroTimes xung quanh những vấn đề bức thiết về nền tảng giáo dục gia đình thời hiện đại.

Sai lần nối tiếp sai lầm

Sai lầm đầu tiên phải kể đến đó là việc con cái bây giờ được cha mẹ cưng chiều quá mức. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện sống bây giờ cũng tốt hơn mà trong mỗi gia đình lại có rất ít con nên bố mẹ mặc sức mà cưng chìu.

Thứ 2, nhiều cha mẹ phải lao vào cuộc mưu sinh, bỏ mặc đứa trẻ ở nhà với ông bà. Một số người thì ngộ nhận, họ gửi con vào trường và yên tâm là con mình được giáo dục tốt. Họ phó mặc cho thầy cô giáo trong khi đó họ quên rằng, nhà trường đâu phải là nơi giữ trẻ, đây là nơi giáo dục đào tạo thôi.

day con nhu the bang muoi hai con 442581
TS Trương Văn Vỹ

Từ việc cha mẹ cưng chiều, bỏ mặc con cái rồi lại đổ lỗi cho người khác đó đã nói nên sự thiếu trách nhiệm đối với con cái. Từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy mà cụ thể là chân dung tội phạm bây giờ toàn là gương mặt trẻ!

Có một cách dạy con sai lầm khác là đặt áp lực quá nặng lên đôi vai con nhỏ. Như trên báo có đăng, bé gái làm bài được 9 điểm nhưng về nhà mẹ đánh đập chửi mắng. Trong khi trước đó, điểm 9 này ở trong lớp thì được cô giáo khen là làm tốt nhất rồi. Kết quả của việc dạy con này là gì? Bé có động thái bỏ nhà ra đi!

Rồi nhiều bậc cha mẹ lại đặt những điều kiện kiểu quá sòng phẳng với con trẻ. Ví dụ, ba mẹ bắt con làm việc nhà xong thì sẽ được trả cho 200 nghìn đi chơi. Việc chuộng vật chất, ngã giá cho nhau như thế làm mất dần đi mối quan hệ trong gia đình, nó theo hướng trả giá kiểu thị trường.

day con nhu the bang muoi hai con 442581
Nhiều bậc cha mẹ ngày nay rất nuông chiều con (Ảnh minh họa: TN)

“Khoe con” và dạy hình thức

Nhiều bố mẹ hay khoe khoang về con mình, họ dạy con một cách rất hình thức. Tôi nhớ có bé kia học lớp 4, ngoài học ở trường ra thì về mẹ bé cho đi học 9 môn khác nhau, toàn những môn thời thượng thôi: múa bale, piano… Và người mẹ chỉ có nhiệm vụ chở con bé đến lớp học.

Có một lần gặp tôi, người mẹ ấy bảo con nói tiếng Anh cho tôi nghe. Tôi có khen cháu nói cũng giỏi, nhỏ mà biết tiếng Anh. Nhưng tôi cũng nói thẳng rằng: theo tôi biết thì cháu đang ở tuổi chơi và học, chị ép cháu học quá nhiều như vậy thì tôi e sẽ thành đồng nát chứ không thành thần đồng như chị mong đâu!

Người mẹ ấy đương nhiên rất giận tôi!

Cả năm sau tôi mới gặp lại hai mẹ con, tôi nhìn biết con bé có dấu hiệu tâm thần. Mẹ bé cũng lại bảo nói cho tôi nghe một câu tiếng Anh và bé cũng lại nói câu y như cũ.

day con nhu the bang muoi hai con 442581
Trẻ dễ bị stress do quá tải việc học (Ảnh minh họa)

Như vậy, suốt một năm đó bé chẳng học được gì khác. Nhưng có lẽ là người mẹ không biết, chị ta thấy con vào lớp học là đã an tâm và tự hào khoe với hàng xóm. Đó cũng chính là một căn bệnh hình thức rất phổ biến ở các phụ huynh trẻ hiện nay.

Có một thực tế là các trẻ bây giờ chỉ biết những kiến thức ở trường, lớp, còn lại không biết gì hết. Trẻ rất thiếu kĩ năng sống. Chính sự thiếu quan tâm dạy dỗ của cha mẹ, sự áp lực mà gia đình đặt lên vai trẻ… khiến trẻ rất dễ bị trầm cảm và những rối loạn hành vi khác cũng đến từ đó.

Bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình giữa vợ và chồng cũng tác động đến rất lớn đến tâm lý con trẻ. Đơn giản là khi người lớn cãi nhau thì ít khi lý trí, họ có những lời nói khó nghe và vô tình lọt vào tai trẻ. Những đứa trẻ đó sau này sẽ rất dễ có hành vi bạo lực, chửi bới hay đơn giản là trong quan hệ bạn bè cũng có ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt, độ tuổi của trẻ càng nhỏ thì tác động càng lớn.

day con nhu the bang muoi hai con 442581
Bạo lực gia đình ảnh hưởng rất lớn đến hành vi trẻ (Ảnh minh họa)

Mà thực tế à các bạn thanh niên trẻ bây giờ yêu nhau dễ lắm, nhưng kết hôn và sống với nhau thì sao khó quá! Theo thống kê, tỉ lệ ly hôn của những gia đình trẻ (dưới 30 tuổi) ở Hà Nội là 70%, tức là cứ 3 đôi lấy nhau thì có đến 2 đôi bỏ nhau.

Người ta cũng tìm ra lý do chủ yếu là vì cả hai chưa có công ăn việc làm ổn định nên dễ dẫn đến bất hòa. Mà cha mẹ bất hòa thì trách nhiệm đối với con cái ngày càng yếu và chính đứa trẻ sẽ nhận lấy hậu quả về những tác động tiêu cực ấy!

Có thể nói, khái niệm gia đình bây giờ đã bị phá vỡ. Gia đình hiện đại gắn kết với nhau không phải vì tình cảm đích thực nữa mà là cơ hữu, ràng buộc với nhau về kinh tế hay cuộc sống, cứ gắn ghép để sống. Chính vì thế mà nó lỏng lẻo, mỏng manh và rất tạm bợ, kiểu như các bạn trẻ “sống thử” vậy!

Muốn nâng cao nền tảng giáo dục gia đình cho con trẻ, không còn cách nào khác, mỗi gia đình cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của mình, phải biết rõ vấn đề của gia đình là gì để từ đó có những phương pháp giải quyết căn cơ nhất!

L.Trúc (ghi)