Đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng năm 2021 ra sao?
Các khoản đầu tư này trị giá 755 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2020, BNEF cho biết trong một báo cáo hàng năm.
Ngoại trừ lĩnh vực thu giữ và lưu trữ CO2 (CCS), các khoản đầu tư đã đạt được tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực: năng lượng tái tạo, lưu trữ, xe điện, hạt nhân, hydro, v.v.
Năng lượng tái tạo (gió, năng lượng mặt trời và các loại khác) vẫn là lĩnh vực hàng đầu về thu hút đầu tư, 366 tỷ USD trong năm ngoái, tăng 6,5%. Về phần xe điện đã tăng lên 273 tỷ USD (+77%).
Theo khu vực, châu Á chiếm một nửa số đầu tư và Trung Quốc một lần nữa chiếm vị trí cao nhất, với tổng số 266 tỷ USD dành cho quá trình chuyển đổi năng lượng dưới mọi hình thức.
“Mức tăng 27% đầu tư trong quá trình chuyển đổi năng lượng vào năm 2021 là một dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy các nhà đầu tư, chính phủ và các công ty cam kết hơn bao giờ hết đối với quá trình chuyển đổi các-bon thấp và coi đó là một phần của giải pháp cho tình trạng hỗn loạn hiện nay trong thị trường năng lượng thế giới", Albert Cheung, trưởng bộ phận phân tích tại BNEF, nhận xét.
Báo cáo của BNEF nhấn mạnh rằng mặc dù có được mức tăng trên nhưng thế giới sẽ cần phải đi xa hơn nữa và tăng gấp ba lần đầu tư hàng năm từ năm 2022 đến năm 2025 để duy trì xu hướng trung hòa carbon trên thế giới vào năm 2050. Sau đó, các khoản đầu tư sẽ phải được tăng gấp đôi một lần nữa trong những năm 2026-2030 để đạt khoảng 4.200 tỷ USD mỗi năm.
CEO Aramco: Quá trình chuyển đổi năng lượng không diễn ra suôn sẻ |
Trung hoà Carbon: Đánh tráo khái niệm hay giải pháp xanh đúng nghĩa? |
Chuyển đổi năng lượng ảnh hưởng như thế nào tới GDP toàn cầu? |
Nh.Thạch
AFP
-
Tin tức kinh tế ngày 16/11: Thu ngân sách gần “về đích”
-
Châu Âu diễn tập đối phó sự kết thúc của thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga
-
Những bất ổn mới cho giá dầu thế giới?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 11/11 - 16/11
-
Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các hợp đồng LNG trị giá hàng chục tỷ đô la cho châu Âu