Cứu bệnh nhân co giật toàn thân vì nhiễm vi trùng uốn ván ở mũi
Phát hiện khuẩn Whitmore trong mẫu đất của gia đình có 3 con tử vong |
Nữ bệnh nhân nhiễm khuẩn Whitmore đã xuất viện |
Nhiễm khuẩn toàn thân vì hóc… thịt bò |
Khi nhập viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bác sĩ nhận thấy một vết nhọt ở cánh mũi bệnh nhân chảy mủ. Bằng các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị uốn ván.
Vi khuẩn uốn ván thường xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở |
Bệnh nhân cho biết, vết nhọt ở cánh mũi xuất hiện nhiều tháng nay, thi thoảng có chảy mủ ra xong lại tự hết nên chị không đi khám. Ngày 20/12, vết nhọt chảy mủ khiến chị cứng hàm nên mới đến viện kiểm tra.
Bác sĩ Hoàng Công Tình, người trực tiếp khám cho bệnh nhân, nhận định nếu không khai thông đường thở thì bệnh nhân sẽ ngừng thở, ngừng tim trong vài phút vì toàn thân đã tim tái. Tuy nhiên, kíp bác sĩ không thể đặt được ống thở vào khí quản cho bệnh nhân do miệng bệnh nhân luôn cắn chặt, chỉ còn một cách mở đường thở vào khí quản cho bệnh nhân qua cổ.
Chỉ trong vài phút, các bác sĩ đặt đường thở qua cổ thành công, bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dõi hồi sức tại bệnh viện.
Bác sĩ mở đường thở qua cổ cho bệnh nhân |
Bác sĩ Hoàng Công Tình cho biết, uốn ván là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, do một loại vi khuẩn kị khí (chỉ hoạt động trong môi trường không có oxy) gây nên. Đường xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thường qua những vết thương bị bịt kín, tạo đường hầm (môi trường kị khí) như dẫm phải đinh, gai, vết thương hở nhưng có đường hầm...
Giai đoạn ủ bệnh của uốn ván có những trường hợp sau hàng tháng mới phát bệnh. Bệnh uốn ván không có xét nghiệm đặc hiệu, chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng. Với trường hợp của bệnh nhân này, những lần trước vết thương mưng mủ ở cánh mũi tự lành là do uốn ván không xâm nhập vào được.
Độc tố của vi khuẩn uốn ván tác động vào thần kinh cơ gây tình trạng co cứng các cơ và co giật toàn thân. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị cứng hàm không há được miệng, không nuốt được, không thể khạc đờm dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxy não và có thể tử vong nhanh chóng. Trong điều trị thì quan trọng nhất là đảm bảo đường thở, cắt cơn co giật, chống bội nhiễm và đảm bảo dinh dưỡng.
Bác sĩ khuyến cáo phòng bệnh uốn ván bằng tiêm vắc xin 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng, sau 10 năm tiêm nhắc lại một mũi. Người có vết thương cần được về sinh sạch, sát khuẩn, tránh để vết thương tạo đường hầm.
Nguyễn Bách
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn
- Tử vi ngày 12/10/2024: Tuổi Mão phúc lộc dồi dào, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 11/10/2024: Tuổi Tý đạt được mục tiêu, tuổi Thân tia sáng hy vọng